Làm sao để có thể kinh doanh tiệm tạp hóa thành công và mang đến nguồn lợi nhuận khổng lồ? Đôi khi còn chưa rõ kinh doanh mở cửa hàng tạp hoá Anh/chị cần những gì? Cùng tham khảo ngay những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá trong bài viết này, cho dù là muốn kinh doanh ở thôn quê hay thành phố thì đều có thể áp dụng.
1. Các bước mở cửa hàng tạp hoá theo kinh nghiệm của người thành công
1.1. Xác định đối tượng của khách hàng khu vực mở tiệm tạp hoá
Đầu tiên Anh/chị cần phải tìm hiểu xem quanh khu vực muốn mở tạp hóa có đông dân cư không, nhóm dân cư nào là chủ yếu, nông dân, công nhân hay là dân văn phòng, học sinh, sinh viên,… Mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng như: mức thu nhập; nhu cầu, sở thích; … Khi đã nắm được đối tượng khách hàng, việc lựa chọn mặt hàng chính để kinh doanh sẽ vô cùng dễ dàng.
Ví dụ, nếu nhóm đối tượng quanh khu vực định kinh doanh chủ yếu là công nhân và học sinh, sinh viên thì tốt nhất các bạn nên nhập những mặt hàng thông dụng, có giá thành rẻ bởi nhóm khách này có thu nhập không cao.
Nếu nhóm khách hàng chủ yếu là công nhân viên chức thì các bạn nên nhập những mặt hàng chất lượng, mẫu mã đẹp, trưng bày bắt mắt, chuyên nghiệp.
1.2. Chọn mặt bằng phù hợp để mở tiệm tạp hóa
Để kinh doanh hiệu quả là các chủ cửa hàng phải chọn được mặt bằng phù hợp với quán. Đối với kinh doanh tiệm tạp hóa thì các Anh/chị nên chọn địa điểm kinh doanh thuộc những khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại và kinh tế phát triển.
Nếu mở cửa hàng có hai mặt tiền, nằm gần đường lớn, trung tâm hay những khu vực đông dân cư, người dân có mức sống cao thì việc kinh doanh sẽ thuận lợi hơn nhiều. Còn nếu muốn kinh doanh cửa hàng tạp hóa ở khu vực nông thôn thì các Anh/chị nên mở tiệm tạp hóa nhỏ bởi nhu cầu mua sắm ở các khu vực này không quá lớn.
1.3. Lên danh sách các trang thiết bị cần cho cửa hàng tạp hóa
Anh/chị đã có mặt bằng rồi thì việc tiếp theo là phải lên danh sách các loại trang thiết bị để chuẩn bị cho việc kinh doanh. Các cửa hàng bán rất nhiều loại sản phẩm khác nhau nên để việc tìm kiếm dễ dàng hơn thì tốt nhất các Anh/chị nên mua kệ đỡ, giá treo, tủ để phân loại, đồng thời còn tận dụng được không gian trên cao, giúp tiết kiệm diện tích.
Bên cạnh đó, Anh/chị cũng cần quan tâm tới cả hệ thống chiếu sáng, hút ẩm để bảo quản các sản phẩm tốt hơn, đồng thời giúp không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát.
Các chủ cửa hàng cũng nên trang bị cả hệ thống an ninh như camera giám sát,… phù hợp để tránh tình trạng mất cắp, thất thoát không đáng có bởi các mặt hàng kinh doanh rất nhiều, khó mà quản lý hết được.
Muốn mở cửa hàng và hoạt động một cách trơn tru thì Anh/chị nên thuê thêm nhân viên để phụ giúp nếu cần thiết.
Tuy nhiên, khi tuyển nhân viên Anh/chị nên tìm những người có kỹ năng bán hàng, hiểu biết về nhiều loại sản phẩm.
Ngoài ra, các Anh/chị cũng đừng quên lắp đặt thêm cả máy tính tiền, máy in mã vạch, máy in hóa đơn và phần mềm tính tiền để chuyên nghiệp hóa công việc kinh doanh, tiết kiệm thời gian cũng như quản lý hiệu quả.
1.4. Tìm nguồn hàng uy tín để bán hàng tạp hóa
Phần lớn các cửa hàng ở Việt Nam hiện nay đều đang nhập hàng tại các nguồn sau đây:
Lấy hàng từ chợ đầu mối: Các chủ tiệm tạp hóa có thể tìm tới những chợ đầu mối chuyên cung cấp hàng tạp phẩm để lựa chọn các mặt hàng khác nhau. Nguồn hàng này khá rẻ, đa dạng nhưng cũng dễ bị trà trộn các sản phẩm kém chất lượng.
Lấy hàng từ siêu thị bán buôn: Đây cũng là một nguồn hàng được khá nhiều chủ tiệm tìm tới. Một số siêu thị bán buôn như Big C, Mega,… Đặc điểm của nguồn hàng này là mặt hàng đa dạng, số lượng nhiều, cung cấp đủ nhu cầu mỗi ngày nhưng giá thì không rẻ lắm.
Làm đại lý phân phối cho các nhãn hàng lớn: Theo như kinh nghiệm mở tạp hóa từ những người trước chia sẻ thì Anh/chị nên lấy hàng từ nguồn này bởi các nhãn hàng sẽ giao hàng tới tận nơi cho các Anh/chị. Ngoài ra, khi nhập hàng đủ số lượng yêu cầu các tiệm còn được hỗ trợ và chiết khấu.
Nhập hàng từ nước ngoài: Một số tiệm tạp thường nhập hàng từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc,… về để bán. Anh/chị có thể trực tiếp đi lấy hàng hoặc đặt qua các trạng mạng trực tuyến, mua lại của bên trung gian,… đều được.
1.5. Thủ tục pháp lý, đăng ký kinh doanh tạp hóa
Để việc kinh doanh, mở tạp hóa diễn ra thuận lợi Anh/chị cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý, giấy đăng ký chứng nhận sau:
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
- Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
… Các loại giấy tờ pháp lý liên quan khác.
Tạo sự an tâm mua hàng của khách hàng nhờ những giấy phép trên. Giúp các cửa hàng tạp hóa Anh/chị diễn ra hoạt động kinh doanh thuận lợi
2. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cần nhớ
Trước tiên tôi muốn nhắc lại để các Anh/chị biết đúng ý nghĩa của một cửa hàng tạp hoá là gì?
Tiệm tạp hóa hay tiệm tạp phẩm, cửa hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ
2.1. Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh
Bán hàng tạp phẩm cần rất nhiều mặt hàng với các mức giá tiền khác nhau. Nên, các Anh/chị cần phải có trí nhớ tốt và nhanh nhẹn, linh hoạt mới có thể quản lý được cửa hàng tạp hóa cũng như đáp ứng được yêu cầu của khách.
Tuy nhiên, có quá nhiều mặt hàng và hàng hóa nhập xuất liên tục trong ngày sẽ khiến Anh/chị khó mà nhớ được hết. Bởi thế, Anh/chị cần phải có một biện pháp quản lý thông minh và bài trí cửa hàng tạp hóa một cách khoa học để có thể dễ dàng kiểm soát.
2.2. Đặt tên tiệm phải đơn giản
Việc đặt tên cửa hàng tạp hóa là vô cùng quan trọng vì đó là cách tiếp cận và cũng như tăng độ nhận diện thương hiệu một cách dễ dàng, hiệu quả. Chính vì thế, Anh/chị nên chọn một cái tên ngắn gọn, dễ nhớ, dễ đọc
Ví dụ: quán Cây đa, quán ông Ba mập,…
Không chỉ thế, khi giao tiếp với khách hàng, các Anh/chị cũng nên niềm nở, vui vẻ để khách cảm thấy thoải mái.
2.3. Mô hình cửa hàng tạp hóa – Trưng bày hàng một cách chuyên nghiệp
Khi bán hàng Anh/chị nên sắp xếp các mặt hàng sao cho khoa học để khi cần tìm và lấy bất cứ món hàng nào cũng không phải tốn nhiều thời gian.
Hãy sắm những chiếc kệ, giá treo, tủ để chứa hàng. Anh/chị cũng có thể tận dụng cả bàn ghế, kệ cũ để sắp xếp hàng hóa cũng được. Miễn sao là có thể bày trí hàng hóa đẹp mắt, gọn gàng khi mở cửa hàng tạp hóa.
Việc sắp xếp, trưng bày hàng hóa tưởng là không quan trọng nhưng thực chất lại có ảnh hưởng lớn tới hình ảnh cũng như doanh thu của cửa hàng. Minh chứng có thể kể tới các siêu thị, cửa hàng tiện lợi hàng hóa luôn được phân loại và sắp xếp rất đẹp mắt, ngăn nắp.
Khi sắp xếp hàng hóa các Anh/chị cũng nên lưu ý, mặt hàng nào đang có chương trình khuyến mãi hoặc bán chạy thì hãy đặt chúng ở những vị trí đẹp, dễ thấy và dễ tìm.
Bên cạnh đó, những mặt hàng liên quan tới nhau, thường được mua cùng nhau như bát – đĩa, kem đánh răng – bàn chải đánh răng,… thì nên sắp xếp cạnh nhau.
2.4. Bán tạp hóa cần có những khuyến mãi cho khách hàng
Cách mở cửa hàng hiệu quả đó là hãy xây dựng các chương trình khuyến mãi dành cho những vị khách thân thiết. Các Anh/chị có thể tặng cho những khách lâu năm, luôn ủng hộ cửa hàng của mình những món quà nhỏ, ví dụ như cục gôm, cây bút,… chẳng hạn.
Mặc dù giá trị của món quà không quá cao nhưng cũng sẽ tạo được thiện cảm với khách. Ngoài ra, cũng có nhiều chủ mở tiệm tạp hóa còn giảm bớt lão để hỗ trợ khách hàng hoặc cung cấp thêm dịch vụ giao hàng tận nơi cho các khách hàng có đơn hàng giá trị lớn. Đây cũng là những cách giữ chân khách rất hiệu quả.
2.5. Các bước kinh doanh tạp hóa kinh doanh đa dạng mặt hàng
Khi các Anh/chị có ý định kinh doanh mô hình cửa hàng tạp phẩm thì các Anh/chị cần xác định rằng cửa hàng của Anh/chị sẽ phải kinh doanh rất đa dạng các mặt hàng. Hãy thử khảo sát những tiệm tạp hóa trên thị trường để biết họ đang kinh doanh những mặt hàng nào, từ đó lên danh sách các hàng hóa mà bạn cần nhập.
Một số mặt hàng thiết yếu mà muốn mở cửa hàng tạp hóa nào cũng đều có là: dầu gội, bột giặt, xà phòng, kem đánh răng, muối, mắm, mì chính,… Ngoài các mặt hàng thiết yếu nhất định phải có thì bạn cũng nên nhập thêm nhiều mặt hàng khác để phục vụ nhu cầu mua sắm của các quý khách.
Tuy nhiên, khi nhập hàng các Anh/chị nên cân nhắc tới số lượng. Do tiệm tạp hóa mới mở nên có lẽ khách còn chưa đông, không ổn định. Do đó, nếu nhập số lượng lớn một lúc có thể sẽ khiến Anh/chị phải đầu tư số vốn quá lớn.
Các Anh/chị nền chờ tới khi cửa hàng tạp hóa đi vào hoạt động ổn định, đã có một lượng khách quen thuộc thì hãy cân nhắc tới việc nhập đủ số lượng để được các nhà cung cấp chiết khấu.
2.6. Sử dụng dịch vụ giao hàng cho cửa tiệm
Ngoài việc cửa hàng tạp hóa của Anh/chị cung cấp được mọi hàng, sản phẩm khác nhau, thì bạn cũng nên nâng cao chất lượng dịch vụ cho cửa hàng Anh/chị bằng cách giao hàng tận nơi khi có đơn hàng được đặt vừa mang lại sự tiện lợi cho khách hàng và cũng một phần giúp Anh/chị quảng cáo thương hiệu bạn một cách hiệu quả.
Trong trường hợp vị trí kinh doanh của tiệm tạp hóa Anh/chị không quá gần với các hộ dân đông đúc. Anh/chị cũng có thể đăng ký dịch vụ của các đơn vị giao hàng như Grab, Go Viet,…
2.7. Luôn cảnh giác trong việc quản lý và kinh doanh
Những ai có ý định bán hàng tạp hóa cần phải lưu ý, hết sức cẩn thận với các chiêu trò lừa đảo của kẻ gian. Có rất nhiều người giả danh tìm tới các cửa hàng tạp hóa để tiếp thị hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng. Tốt nhất, khi gặp trường hợp có người tìm tới tiếp thị sản phẩm, các chủ tạp hóa nên yêu cầu họ để lại sản phẩm mẫu, danh thiếp. Sau khi các Anh/chị kiểm tra kỹ mới quyết định có liên lạc để lấy hàng hay không.
Vấn đề Anh/chị cần cẩn thận đó là việc nhầm lẫn về tiền bạc. Các chủ tiệm tạp hóa thường xuyên gặp phải những tình huống họ dễ bị nhầm lẫn tiền bạc, ví dụ như trả nhầm tiền cho khách chẳng hạn. Để tránh tình trạng này các Anh/chị nên mua một cái túi nhỏ, có ngăn kéo và phân loại tiền ra hoặc cũng có thể trang bị ngăn kéo hay quầy thu ngân riêng. Những khoản tiền lớn, tiền để trả hàng các bạn nên cất riêng để tránh bị mất mát. Tốt nhất, các cửa tiệm tạp hóa nên trang bị một phần mềm tính tiền riêng để tránh tình trạng này.
2.8. Nâng cao dịch vụ quan tâm khách hàng
Cuối cùng mà chúng tôi xin chia sẻ cho những ai đang muốn kinh doanh tiệm tạp hóa đó là hãy cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ và sự quan tâm tới khách hàng. Đây sẽ là một cách để các Anh/chị cạnh tranh hi với những đối thủ khác.
Các Anh/chị nên đưa ra những chương trình khuyến mãi, tri ân quý khách để thu hút đối tượng mới, giữ chân khách hàng cũ. Làm phiếu tích điểm cho khách hàng hoặc chiết khấu cho những khách có đơn hàng lớn.
Đặc biệt, nếu Anh/chị kinh doanh tạp hoá ở vùng quê thì việc tạo khuyến mãi, tri ân khách hàng sẽ tạo rất nhiều tình cảm cho những vị khách này. Chắc chắn, lần sau họ sẽ lại đến mua hàng ở tiệm tạp hoá nhà Anh/chị.
Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp các Anh/chị thuận lợi mở một cửa tiệm tạp hóa và kinh doanh thành công.