Kinh Nghiệm Mở Siêu Thị Mini– Thu Hồi Vốn Nhanh– Sinh Lời Tốt

Anh/chị đang có ý tưởng kinh doanh, mở siêu thị mini nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Một bản đăng ký kinh doanh với Nhà nước là xong ư? Không đơn giản như vậy, Anh/chị còn rất nhiều thứ phải làm để bắt đầu kinh doanh mô hình này đấy. Trong bài viết sau đây, Pominatech đã tổng hợp hướng dẫn các bước đơn giản nhất để Anh/chị có thể mở một siêu thị, nhất là đầu tư thiết bị giá kệ siêu thị. Với các bước này đảm bảo rằng việc kinh doanh của Anh/chị sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Ý tưởng là hoàn hảo rồi, giờ hãy sẵn sàng để tiến hành các bước tiếp theo thôi!

Có nên mở siêu thị mini trong thời điểm hiện tại?

Trong thời điểm hiện tại, mô hình siêu thị mini vẫn rất đáng để Anh/chị đầu tư. Để tăng tỷ lệ thành công, hạn chế rủi ro thì điều cần làm là lên chiến lược kinh doanh cụ thể cho từng giai đoạn, khi thị trường thay đổi thì Anh/chị cũng phải thay đổi. Điều này sẽ giúp cho việc kinh doanh của Anh/chị ổn định và duy trì được lãi.

Siêu thị ở Việt Nam luôn là thị trường bán lẻ “béo bở” dành cho các nhà đầu tư. Vốn ít thì có thể đầu tư cho siêu thị mini. Nếu có nguồn vốn dồi dào, không ngại cạnh tranh để mang về nguồn lợi nhuận khổng lồ thì có thể đầu tư mở siêu thị, đại siêu thị. Trước hết, hãy cùng xem nhu cầu của người dân Việt đã thay đổi thế nào qua từng năm.

Mở siêu thị mini có lãi không?

Ai kinh doanh mà lại không mong có lãi, lãi càng nhiều càng tốt. Vì thế, mở siêu thị mini có lãi không cũng là câu hỏi được nhiều rất nhiều người quan tâm và mong muốn được Vinatech tư vấn.

Theo thống kê trong 2 tháng đầu năm 2020, doanh thu của các siêu thị đã tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả kinh doanh của Co.op tới cuối tháng 3 đã ghi nhận 20.000 đơn hàng với đơn hàng giá trị cao nhất lên tới 10 triệu đồng .

Trong tháng 03/2020, số lượng đơn hàng của hệ thống siêu thị Bách Hóa Xanh tăng đến 5 triệu (17 triệu hóa đơn trong tháng 3/2020 so với 12 triệu hóa đơn trong tháng 2/2020), lưu lượng khách hàng tại các cửa hàng (600 – 800 người mua sắm hàng ngày trong tháng 3/2020 so với mức 500 người/ngày thông thường). Nhờ đó, doanh thu/tháng/cửa hàng đạt mức kỷ lục từ 1,53 – 1,62 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mức lãi này là không đồng đều và rất khó để xác định được mức trung bình. Lãi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Về chủ quan: điều kiện mặt bằng, địa điểm, vốn, nguồn hàng, cách setup, trang trí,…

Về khách quan: nhà cung cấp, thời điểm, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…

Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Với kinh nghiệm xây dựng, setup cho nhiều mô hình siêu thị của đối tác. Vinatech xin dự trù chi phí, số vốn đầu tư cho một siêu thị mini khoảng 60m2 là từ 400 triệu – 500 triệu đồng. Nguồn vốn này sẽ được phân bổ cho các hạng mục như sau:

Mở 1 siêu thị mini cần bao nhiêu vốn thuê mặt bằng?

Vị trí mặt bằng kinh doanh rất quan trọng khi Anh/chị muốn mở 1 siêu thị mini hay mở cửa hàng tạp hóa. Với diện tích 60m2, chi phí thuê mặt bằng sẽ từ khoảng 15 – 30 triệu đồng/ tháng nếu chỗ đó là mặt đường chính và có rất nhiều thuận tiện khác như giao thông đi lại. Còn với những nơi bình dân giá thuê khoảng từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Một lưu ý nhỏ là các Anh/chị nên thuê 5 năm 1 lần tránh trường hợp chủ nhà phát sinh trong quá trình Anh/chị làm ăn thuận lợi.

Vốn đầu tư nguồn hàng cho 1 siêu thị mini 60m2?

Mở 1 siêu thị mini cần bao nhiêu vốn cho nguồn hàng? Nguồn hàng là vấn đề quan trọng tiếp theo sau khi Anh/chị đã tìm được mặt bằng kinh doanh. Theo kinh nghiệm 10 năm setup cho nhiều siêu thị thì số vốn tối thiểu mà Anh/chị phải đầu tư cho nguồn hàng của 1 siêu thị 60m2 là khoảng 300 triệu đồng. Số vốn này cũng được tính toán đủ cho Anh/chị quay vòng, hồi vốn trong thời gian kinh doanh ban đầu còn ít khách.

Nguồn hàng là “xăng” để nuôi dưỡng bộ máy siêu thị hoạt động. Chính vì vậy, Anh/chị phải tính toán thật kỹ để chi phí nguồn hàng không được nhiều quá nhưng cũng không được eo hẹp quá!

Anh/chị có thể tiết kiệm vốn đầu tư cho nguồn hàng bằng cách lấy những mặt hàng ký gửi hoặc thỏa thuận với các nhà cung cấp về những khoản chi cho những vị trí để hàng dễ mua. Với những mặt hàng như kẹo cao su, bimbim, nước uống,… các nhà cung cấp thường chi 1 khoản tiền để Anh/chị trưng bày hàng của họ tại những chỗ thuận lợi như gần bàn thu ngân, đầu kệ…

Chi phí trang thiết bị cho 1 siêu thị 60m2

Mở 1 siêu thị mini cần bao nhiêu vốn cho trang thiết bị? Trước tiên, trang thiết bị cần thiết cho 1 siêu thị mini 60 m2 gồm có các loại kệ để hàng như: kệ tạp hóa, kệ trưng bày, máy tính tiền, máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch, phần mềm quản lý siêu thị, bàn thu ngân siêu thị, trang trí siêu thị… Anh/chị có thể tham khảo bảng chi phí dự kiến cho thiết bị sau đây:

Loại thiết bị

Vốn đầu tư

Giá kệ siêu thị

35.000.000 đồng

Máy tính tiền

7.000.000 – 11.000.000 đồng

Máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch

3.200.000 – 4.200.000 đồng

Phần mềm bán hàng siêu thị

3.200.000 – 5.200.000 đồng

Bàn thu ngân

4.200.000 – 5.000.000 đồng

Tủ lạnh, tủ mát

7.000.000 – 10.000.000 đồng

Chi phí trang trí

10.000.000 đồng

Tổng chi phí cho thiết bị

64.000.000 – 74.000.000 đồng

Như vậy tổng chi phí cho các trang thiết bị cho 1 siêu thị mini 60 m2 cũng không phải là nhỏ, tuy nhiên Anh/chị không nên tiết kiệm quá mà mua những sản phẩm kém chất lượng hay cắt giảm đi chi phí phần mềm mà tốn kém thời gian, công sức để quản lý siêu thị. Nếu đã quyết định kinh doanh thì Anh/chị phải suy nghĩ lâu dài, cần đầu tư thì mới có lãi.

Trên đây là 3 loại chi phí chính để Anh/chị trả lời cho câu hỏi mở 1 siêu thị mini ở nông thôn cần bao nhiêu vốn? Nếu Anh/chị phải thuê nhân viên bán hàng thì chi phí sẽ thêm khoảng 5 triệu – 7 triệu đồng/tháng. Kinh doanh siêu thị là hướng đến làm ăn lâu dài nên Anh/chị cần phải chú trọng khi rót vốn đầu tư ban đầu, không nên tiết kiệm mà dẫn đến mô hình nửa vời, cửa hàng tạp thì không phải mà siêu thị mini cũng không tới. Kinh doanh như vậy sẽ không thu hút được lượng khách hàng cố định mà chỉ bán được cho những khách vãng lai và mua nhỏ lẻ.

Các bước mở siêu thị mini từ kinh nghiệm thực tế

Bước 1: Lập kế hoạch kinh doanh

Một người kinh doanh thành công là biết tính toán, lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn. Trước khi mở siêu thị, cửa hàng tiện lợi hay bất cứ mô hình kinh doanh bán lẻ nào khác, Anh/chị có thể tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước để tiết kiệm thời gian, chi phí, tránh được những rủi ro không đáng có.

Trước khi đầu tư siêu thị mini, Anh/chị cần lên kế hoạch kinh doanh cụ thể như sau:

  • Tìm hiểu về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục, cách tính thuế, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (văn bản), quy định khác khi kinh doanh siêu thị mini.
  • Lên kế hoạch sử dụng hay thuê mặt bằng để mở tiệm kinh doanh.
  • Lên kế hoạch tìm nguồn hàng, nhà cung cấp nguồn hàng tạp hóa, nên nhập những mặt hàng tạp hóa, sản phẩm nào
  • Lên kế hoạch đầu tư trang thiết bị siêu thị
  • Lên kế hoạch marketing cho từng giai đoạn, cho thương hiệu
  • Sau khi đã xây dựng kế hoạch cụ thể thì bắt đầu tính chi phí, vốn dự trù cho từng hạng mục

Bước 2: Tìm kiếm mặt bằng

Kinh doanh siêu thị mini thì việc lựa chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh là rất quan trọng. Nó quyết định tới việc siêu thị của Anh/chị liệu có thu hút được nhiều khách hàng đến mua hay không. Vì thế, một địa điểm gần với những khu vực dân cư đông, đường xá giao thông đi lại thuận lợi là lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Bước 3: Lên thiết kế siêu thị

Nhiều người cho rằng có mặt bằng rồi thì chỉ cần bày hàng lên là xong không cần phải lên thiết kế để tốn thêm chi phí. Nhưng đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm! Việc lên thiết kế cho siêu thị, cửa hàng không chỉ giúp cải thiện tính thẩm mỹ, sự chuyên nghiệp khi đi vào vận hành mà còn giúp sắp xếp, tối ưu được diện tích bày hàng. Anh/chị không thể sắp xếp hàng hóa một cách cảm quan mà còn phải dựa trên tính toán cụ thể làm sao thuận tiện cho cả người bán, người mua và còn kích thích được tâm lý mua sắm từ khách hàng.

Một bản thiết kế đầy đủ cần phải lên chi tiết cho mặt tiền siêu thị sẽ được bài trí như thế nào, biển hiệu thiết kế ra sao tạo điểm nhấn cho thương hiệu, màu sắc chủ đạo, vị trí của các thiết bị bên trong siêu thị sắp xếp thế nào cho hợp lý.

Bước 4: Tiến hành setup siêu thị

Dựa vào bản thiết kế đã thực hiện ở bước 2 thì bắt đầu tiến hành setup siêu thị cụ thể là:

  • Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo và những vật dụng bài trí bên ngoài mặt tiền
  • Tiến hành lắp đặt các thiết bị bên trong siêu thị như giá kệ trưng bày, kệ quảng cáo, xe đẩy siêu thị, giỏ nhựa siêu thị, giỏ kéo siêu thị, tủ mát, tủ đông,…
  • Lắp đặt các thiết bị hỗ trợ bán hàng và quản lý như máy tính, phần mềm, camera, máy in mã vạch,…
  • Lắp đặt thiết bị kệ kho để hàng. Với quy mô không quá lớn có thể lựa chọn kệ sắt v lỗ để tiết kiệm chi phí.
mo cua hang tap hoa o que

Bước 5: Nhập hàng về bán

Tìm nguồn hàng đảm bảo, chất lượng, giá tốt và đa dạng nguồn hàng sẽ là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho siêu thị mini của Anh/chị. Đặc điểm nổi bật của siêu thị mini là bán rất nhiều hàng hóa, khách hàng khi đã vào siêu thị là muốn mua tổng hợp tất cả các sản phẩm từ thực phẩm đến văn phòng phẩm, đồ gia dụng,… Nên nếu Anh/chị không chú trọng đầu tư đa dạng nguồn hàng sẽ làm cho khách hàng hụt hẫng, rất khó để khách có thể quay trở lại vào lần sau. Ngoài ra, đừng để khách hàng rơi vào trường hợp có hàng nhưng hiện tại đang hết hàng, họ sẽ không lựa chọn siêu thị của Anh/chị là địa chỉ mua hàng hóa đó nữa.

Vậy mở siêu thị mini lấy hàng ở đâu? Hiện nay, việc tìm nguồn hàng đã đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều, thậm chí nhiều đại lý bán buôn hàng tạp hóa, nơi cung cấp nguồn hàng có thể chủ động tìm đến Anh/chị khi biết Anh/chị có ý định kinh doanh siêu thị.

Sau khi nhập hàng về sẽ tiến hành trưng bày hàng lên giá kệ một cách khoa học. Ở bước này, Anh/chị có thể tham khảo một vài mẹo trưng bày sản phẩm trong siêu thị để biết cách bày hàng sao cho thu hút nhất, tăng tỉ lệ lựa chọn từ khách đến mua hàng nhất. Kết hợp với việc trưng bày hàng là tiến hành nhập danh mục hàng hóa vào phần mềm quản lý bán hàng.

Ngoài ra, Anh/chị phải quan hệ được với rất nhiều nhà cung cấp để khi mối này trục trặc thì sẽ có mối khác thay thế ngay. Tránh trường hợp chỉ lấy hàng 1 chỗ khi có vấn đề xảy ra lại không biết lấy hàng ở đâu.

Bước 6: Xây dựng thương hiệu

Sau khi đã hoàn thành tất cả các bước trên thì bước cuối cùng chính là mở siêu thị, khai trương siêu thị và xây dựng thương hiệu riêng. Có rất nhiều cách để thu hút sự chú ý của mọi người trong ngày mở siêu thị của Anh/chị như chạy các chương trình khuyến mại, giảm giá hấp dẫn, tặng quà, voucher hoặc nếu quy mô lớn siêu thị lớn Anh/chị có thể thuê các công ty chuyên tổ chức sự kiện để đảm bảo sự chuyên nghiệp hơn.

Vì siêu thị là nơi kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, phổ biến nên cách tiếp thị tốt nhất chính là từ “truyền miệng”. Một khi cửa hàng của Anh/chị được mọi người biết đến nhờ chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý, đa dạng sản phẩm thì khách hàng sẽ tự đến với Anh/chị.

Một vấn đề Anh/chị cần quan tâm nữa là làm sao để khách hàng quay trở lại với mình? Hãy cố gắng tìm hiểu xem các đối thủ cạnh tranh của Anh/chị đang làm gì và tạo ra sự khác biệt, cung cấp những thứ có giá trị tốt hơn cả thế. Sự sáng tạo trong phong cách phục vụ, sản phẩm sẽ giúp Anh/chị nổi trội và luôn có lượng khách hàng thân quen

 

công ty xây nhà trọn gói ở bình dương

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn báo giá nhanh
Xem đơn đã đặt
08.1800.1508