Hướng Dẫn Mở Chuỗi Siêu Thị

Mở siêu thị mini là vấn đề đau đầu của những người mới bước vào kinh doanh, nhất là khi chưa có kinh nghiệm, chính vì vậy nội dung bài viết cố gắng xây dựng một cách chi tiết, tỉ mỉ nhất để có thể hỗ trợ cho những người mới có thể dễ dàng áp dụng.
Chuối siêu thị mini là mô hình kinh doanh đang được giới đầu tư ưu tiện lựa chọn,tuy nhiên để xây dựng và vận hành kinh doanh thành công mô hình này thì không đơn giản như chúng ta tưởng tượng.

Ưu nhược điểm kinh doanh hệ thống chuỗi siêu thị mini.

1. Ưu điểm mô hình kinh doanh hệ thống chuỗi siêu thị mini.

1.1 Tối ưu hóa kinh nghiệm.

Với những người chưa có kinh nghiệm; việc mở một cửa hàng tạp hóa; hay siêu thị mini ra kinh doanh không thể tránh được những khoản đầu tư lỗi, đầu tư không hợp lý; và xuyên suốt trong quá trình kinh doanh sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu, nhất là với những người khởi nghiệp.
Việc khai thác triệt để được những kinh nghiệm từ cửa hàng thứ nhất; và áp dụng cho các cửa hàng tiếp theo là một lợi thế không hề nhỏ. Cùng với một chi phí khởi nghiệp; chi phí để có được những kinh nghiệm đó và áp dụng cho nhiều cửa hàng chắc chắn nó là quá rẻ. Nên việc nhân bản mở rộng mô hình thành chuỗi cửa hàng giúp cho nhà đầu tư có thể tối ưu hóa kinh nghiệm kinh doanh của mình.

1.2. Thương hiệu phủ rộng.

Việc một cửa hàng siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ  kinh doanh theo hình thức đơn lẻ; độc lập rất khó để có thể tạo nên thành một thương hiệu lớn được; ngoại trừ đầu tư rất mạnh chi phí cho marketing.
Nhìn vào các hệ thống chuỗi siêu thị mini lớn tại Việt Nam như: Vinmart, Big C, Lan Chi mart… nếu chỉ là một cửa hàng đơn lẻ rất khó có thể có để khách hàng ghi nhận là một thương hiệu lớn.
Thương hiệu có hai đặc thù dễ ghim vào tâm trí khách hàng dựa vào hai yếu tố: Thính giác và thị giác; việc mở rộng mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng tác động trực tiếp vào thị giác của khách hàng; nó rất dễ tạo được ảnh hưởng và xây dựng thương hiệu cho người tiêu dùng; và từ đó niềm tin của khách hàng cũng sẽ dần tăng lên.
Đồng nghĩa với nó chính là chi phí quảng cáo, marketing cũng sẽ được giảm xuống một cách đáng kể.

1.3. Tối ưu vốn đầu tư.

Có thể một cửa hàng 100m2 đầu tư vốn khoảng 800 triệu, tuy nhiên 3 cửa hàng vốn đầu tư có thể chỉ mất khoảng 1,8 tỷ. Tức là việc nhân rộng mô hình kinh doanh theo chuỗi siêu thị mini góp phần không nhỏ vào vốn đầu tư kinh doanh cho hệ thống; phổ thông có thể tối ưu được khoảng 20-30% vốn đầu tư/ cửa hàng.
Nguyên nhân chính bởi sự tác động trực tiếp từ việc giải phóng hàng tồn kho cho siêu thị; mỗi cửa hàng sẽ được tối ưu hóa lượng hàng bày trên kệ lẫn tại kho hàng dự trữ.

1.4. Giảm thiểu độ rủi ro.

Việc chỉ có một cửa hàng kinh doanh sẽ có độ rủi ro cao; chỉ với một trong các lý do sau đây rất có thể phải giải tán, đóng cửa hàng chuyện bình thường như:
  • Địa điểm: Lựa chọn điểm điểm kinh doanh sai cũng có thể là nguyên nhân đóng cửa
  • Sai lầm về đối tượng khách hàng
  • Tác động từ yếu tố khách quan như: Chủ nhà, an ninh, xã hội, cạnh tranh…
Tóm lại, việc chỉ kinh doanh một địa điểm sẽ có độ rủi ro cao (trừ trường hợp kinh doanh tại mặt bằng nhà mình); và việc kinh doanh hệ thống chuỗi cửa hàng sẽ giảm thiểu so với kinh doanh đơn lẻ.

1.5. Tính cơ động, linh hoạt trong kinh doanh chuỗi siêu thị mini.

Mô hình kinh doanh chuỗi sẽ giúp cho tính cơ động; linh hoạt trong kinh doanh rất cao bao gồm từ nhiều yếu tố: Hàng hóa, nhân sự, tài chính.
Đó cũng là vấn đề một phần nằm trong việc tối ưu vốn đầu tư kinh doanh. Việc hàng hóa tại cửa hàng này bán chậm, bán nhanh; tồn kho hoàn toàn có thể luân chuyển, hỗ trợ được cho nhau.

1.6. Một chi phí áp dụng cho nhiều cửa hàng.

Một ví dụ cụ thể trong tình huống. Cửa hàng đơn lẻ rất khó có thể đầu tư cho các vị trí như: Admin, marketing, thiết kế…. hay nói cách khác; rất nhiều vị trí mà một cửa hàng sẽ rất khó có thể đầu tư nguồn tài chính cho các vị trí đó được; mặc dù nó rất quan trọng. Tuy nhiên chính bởi việc không đủ ngân quỹ tài chính nên thường hay bỏ qua các vị trí cũng như công việc đó.

1.7. Tối ưu hóa công nợ.

Cũng nằm trong những tác động liên quan tới vốn đầu tư; việc kinh doanh đơn lẻ một cửa hàng sẽ rất khó khăn trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng liên quan tới cam kết hàng hóa; công nợ từ nhà cung cấp. Đặc biệt là vấn đề với công nợ từ nhà cung cấp.
Tuy nhiên. Nếu hoạt động theo chuỗi siêu thị mini thì việc đó trở lên đơn giản hơn rất nhiều; tất nhiên chúng ta cần phải biết được lộ trình và định hướng để đàm phán và làm việc với nhà cung cấp.

1.8. Chương trình, chính sách tốt hơn.

Chuỗi quy mô càng lớn thì chính sách đầu vào càng tốt, đồng nghĩa với việc giá nhập sản phẩm sẽ tốt hơn; và giá bán ra cho người tiêu dùng cũng sẽ thấp hơn.
 Tại sao các chuỗi siêu thị thường có giá bán vẫn cao hơn so với cửa hàng đơn lẻ. Một phần bởi chi phí vận hành cao; phần nữa là chưa hiểu rõ về các kênh cung cấp hàng hóa trên thị trường đặc biệt là kênh GT và kênh MT.
Đặc biệt hơn nữa chưa tham gia khóa học xây dựng chuỗi siêu thị của chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh nên chưa lý giải lẫn khai thác tính hiệu quả của việc kinh doanh theo chuỗi.

2. Nhược điểm kinh doanh chuỗi siêu thị mini.

2.1. Tư duy, kiến thức quản trị.

Một siêu thị đã hoạt động như một doanh nghiệp; chứ đừng nói là chuối cửa hàng. Nên người chủ, nhà đầu tư kinh doanh cần phải có tư duy và kiến thức quản trị về bán lẻ nói chung và siêu thị nói riêng.
Tất nhiên đối với mô hình kinh doanh theo hệ thống chuỗi siêu thị; không nhất thiết người chủ phải giỏi về kỹ năng bán hàng, sử dụng phần mềm; hay nghiệp vụ thu ngân, kiểm kê… tuy nhiên cần phải có tư duy quản trị để có thể chèo lái được mô hình kinh doanh của mình.
Có hai trường hợp và  kiến thức cơ bản đối với người chủ cần phải biết:
  • Trường hợp 1: Người chủ điều hành trực tiếp. Tại trường hợp này thì người chủ cần phải có kiến thức, kỹ năng liên quan tới các nghiệp vụ, quản lý; điều hành siêu thị, chưa có thì cần phải trang bị ngay lập tức.
  • Trường hợp 2: Người chủ không trực tiếp điều hành. Trong trường hợp này người chủ, nhà đầu tư không nhất thiết cần phải giỏi về các kỹ năng; nghiệp vụ tuy nhiên, thứ mà phải trang bị đó chính là kỹ năng:
    • Tuyển dụng
    • Giao việc
    • Đánh giá
Tức là phải biết cách tìm đúng người có năng lực để bổ khuyết cho mình và phải biết giao cho nhân viên; quản lý của mình công việc gì và đánh giá công việc đó như thế nào? để biết thông tin chi tiết thì vui lòng đọc ở phần tiếp theo bài viết này.
Tư duy kinh doanh chuỗi siêu thị

2.2. Tinh cơ động thấp.

Ở phần trên có chia sẻ kinh doanh theo chuỗi cửa hàng có tính cơ động cao; tuy nhiên đó là ở trường hợp diện rộng cả mô hình kinh doanh.
Còn tại từng cửa hàng thì tính cơ động, linh hoạt sẽ bị hạn chế. Từ quản lý tới nhân viên sẽ được áp dụng những quy trình, checklist công việc cụ thể; hạn chế sáng tạo trong công việc, cũng như bán hàng.

2.3. Hệ thống quản lý cồng kềnh.

Tiếp theo là hệ thống quản lý chuỗi siêu thị mini sẽ bị cồng kềnh; và kèm theo đó là chi phí vận hành doanh nghiệp cũng cao lên, tính hiệu quả kinh tế sẽ bị giảm.
Tuy nhiên điều này không đáng ngại nếu cơ cấu bộ máy hệ thống vận hành phù hợp với mô hình, hạn chế chi phí nhân sự lãng phí cho những vị trí chưa; hoặc không thực sự cần thiết tại từng thời điểm thì doanh nghiệp sẽ khắc phục được.

2.4. Tác động ngược của thương hiệu.

Thương hiệu càng lên thì độ rủi ro sẽ tỷ lệ thuận theo nó; tại một cửa hàng chỉ cần có sự phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ không tốt, đồng nghĩa với việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thương hiệu chung.
Nên trong khóa học giám đốc siêu thị và giám đốc điều hành siêu thị của chuyên gia đào tạo Nguyễn Văn Thịnh cần phải trang bị chuyên đề quản trị và xử lý khủng hoảng truyền thông là vậy.

Kinh nghiệm xây dựng chuỗi siêu thị mini hiệu quả.

Tại nội dung bài viết này không chia sẻ kỹ về việc phải setup siêu bài bản, chuyên nghiệp vì việc đó là điều rất cần phải thực hiện; mà thay vào đó tập trung vào việc xây dựng mô hình kinh doanh chuỗi siêu thị sao cho hiệu quả, tối ưu và cơ hội thành công cao nhất. 

1. Lập kế hoạch kinh doanh siêu thị.

Rất nhiều nhà đầu tư có kế hoạch triển khai xây dựng chuỗi siêu thị mini; sẵn sàng đầu tư cả chục tỉ; nhưng chuyện không có một bản kế hoạch kinh doanh siêu thị là chuyện rất bình thường ở Việt Nam. Thậm trí ngay với những ai đang đọc bài viết này đa phần sẽ nằm trong số đó.
Và với việc đầu tư kinh doanh theo một kiểu tù mù ăn may như vậy thì tỉ lệ thất bại là rất cao, không khó khăn gì có thể mường tượng được một kết quả đã được dự đoán trước.
Việc đầu tiên của các nhà đầu tư là phải có một bản kế hoạch kinh doanh mô hình chuỗi siêu thị mini bài bản, và sát thực tế; điều quan trọng là cần phải sát với thực tế; đa phần đều những người lập kế hoạch kinh doanh mà chưa có kinh nghiệm thực tế hoặc kinh nghiệm chưa tới đều ở trạng thái gấp 300% so với con số thực tế sau này.
Lập kế hoạch kinh doanh cho chuỗi siêu thị mini

2. Thiết kế nhận diện thương hiệu.

Thiết kế nhận diện thương hiệu là một trong hạng mục nằm trong gói dịch vụ setup siêu thị mà isaac triển khai.Tuy nhiên đối với các mo hình kinh doanh nhỏ lẻ, độc lập thì có thể các nhà đầu tư chưa thực sự chú trọng cho việc xây dựng hình ảnh; nhận diện thương hiệu. Nhưng đối với các mô hình kinh doanh theo chuỗi siêu thị thì hạng mục này cần phải có sự tập trung đặc biệt và đầu tư.
Tuy nhiên việc thiết kế nhận diện thương hiệu này là rất quan trọng nhưng phải tìm các đơn vị, cá nhân có nghề tư vấn, thực hiện. Hạn chế tiết kiệm chi phí thuê thiết kế mà nhờ các đơn vị thi công biển bảng thiết kế Free. Nếu nhà đầu tư thực sự muốn có một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ thì nên tìm đơn vị thiết kế siêu thị chuyên nghiệp.
Thiết kế nhận diện cần phải đảm bảo có đầy đủ các yếu tố, thành phẩm sau:
  •  Biển bảng
  •  Porter quảng cáo
  • Biển thả trần
  • Biển trần
  • Có thể biển đầu kệ

Bộ nhận diện thương hiệu cần phải đảm bảo các nguyên tắc:
  • Có tối đa 2,3 màu và có một màu chủ lực và kèm theo 01 – 02 màu phụ
  • Đống nhất từ: Logo, biển bảng, các loại biển, poster phải đồng nhất
  • Đảm bảo logic, khoa học, hiện đại

3. Cơ cấu bộ máy vận hành chuỗi siêu thị.

Bản chất việc cơ cấu bộ máy vận hành siêu thị nằm trong phần lập kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên nhân mạnh vấn đề mà các nhà đầu tư kinh doanh hay mắc sai lầm ở giai đoạn đầu xây dựng hệ thống; đó chính là “chuyên nghiệp hóa” quá mức mô hình kinh doanh của mình.
Khởi nghiệp nói chung và mô hình kinh doanh nhỏ nói riêng, giai đoạn đầu cần phải tập trung vào việc tồn tại; tối ưu hóa mọi chi phí vận hành, một vị trí, một phòng ban cần phải kiêm nhiệm nhiều vị trí, vai trò.
Ví dụ như: Một nhân viên IT thì có thể kiêm nhiệm thực hiện công việc hoặc hỗ trợ marketing chẳng hạn; hay kế toán công ty bán lẻ có thể kiêm nhiệm kế toán công nợ…
Tóm lại, cần phải tối ưu bộ máy vận hành cũng nhưu tối ưu chi phí vận hành doanh nghiệp; và lưu ý nhiều nhà đầu tư khi mở siêu thị quy mô lớn; hoặc đầu tư chuỗi siêu thị thường hay tìm gặp những người làm ở trong các hệ thống lớn như Big C, Vinmart, metro… rồi tham khảo về mô hình vận hành của họ. Nhưng cần phải lưu ý vấn đề “phù hợp”; chính vì áp dụng một cách máy móc “chuyên nghiệp hóa” chuỗi nhỏ áp dụng như chuỗi lớn dẫn đến chi phí nhân sự cao; bộ máy cồng kềnh thiếu linh hoạt; không phù hợp với mô hình quy mô nhỏ.

4. Phân bổ và lên đơn hàng hóa thật chi tiết.

Một vấn đề sai lầm mà hầu hết các chuỗi siêu thị, hoặc siêu thị quy mô lớn là nhập hàng một cách thiếu kiểm soát; sau một thời gian kinh doanh dẫn đến việc hàng tồn, cận date bị nhiều.
Nên việc phân bổ ngành hàng, tỉ trọng sao cho hợp lý phù hợp với mô hình kinh doanh là điều tối quan trọng; 70% vốn đầu tư kinh doanh đều nằm ở hàng hóa, nên việc sai lầm liên quan tới hàng hóa đồng nghĩa với việc thiệt hại về tài chính là rất nguy hiểm.

5. Xây dựng quy trình quản lý, điều hành chuyên nghiệp.

Như đã nói ở trên, việc lập kế hoạch kinh doanh mở chuỗi siêu thị đã rất ít đơn vị thực hiện, thì chắc chắn một điều gần như rất hiếm các mô hình mới xây dựng bộ quy trình vận hành hệ thống của mình.
Phổ biến là cop nhặt, cấy ghép từ các siêu thị quy mô lớn khác và áp dụng cho mô hình của mình. Bản chất quy trình hoạt động kinh doanh được xây dựng dựa theo tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp. Nên không thể áp dụng từ siêu thị này sang siêu thị khác được.
Nên nhà đầu tư cần phải biết được vai trò của việc xây dựng quy trình quản lý chuỗi siêu thị là rất quan trọng; và cần thiết. Bên cạnh đó cần phải có bản DEMO trước khi đưa hệ thống vào vận hành kinh doanh, và trong quá trình kinh doanh thực tế sẽ được chỉnh sửa sao cho phù hợp với mô hình chuỗi của mình nhất có thể.

6. Huấn luyện đào tạo cán bộ công nhân viên.

Mặt bằng chung nhân viên siêu thị tại Việt Nam ít được đào tạo cả về nghiệp vụ lẫn kiến thức kinh doanh siêu thị nói riêng và bán lẻ nói chung. Nên hầu hết năng suất lao động đều ở tình trạng thấp, chưa phát huy hết năng lực; đặc biệt là các vị trí quan trọng như bán hàng, quản lý, điều hành.
Đối với các mô hình quy mô lớn thường có phòng đào tạo riêng; còn đối với các mô hình quy mô vừa và nhỏ thì có thể dùng cán bộ quản lý của mình kiêm nhiệm đào tạo nội bộ; hoặc thuê chuyên gia về đào tạo cũng là một giải pháp hiệu quả. Hoặc bằng cách khác; đầu tư cho một cán bộ quản lý mà xác định gắn bó lâu dài đầu tư cho đi học chuyên sâu về quản lý, điều hành chuỗi để dần trở thành quản lý đào tạo nhân sự cho chuỗi.

7. Phát triển thương hiệu và marketing.

Muốn thương hiệu đi nhanh và xa ghim vào tâm lý của khách hàng, người tiêu dùng thì cần phải tập trung và đẩy mạnh thương hiệu với những chiến dịch marketing hiệu quả.
Có rất nhiều chương trình marketing cả về trade marketing và marketing online cần phải triển khai một cách liên tục và linh hoạt giữa hai kênh nói chung, và các chương trình sự kiện trong năm nói riêng.

8. Phát triển kênh bán hàng online.

Xu hướng kinh doanh bán hàng online ngày càng phát triển; chuỗi siêu thị mà không có hệ thống marketing online mạnh đồng nghĩa với việc cơ hội kinh doanh thành công giảm đi một nửa.
Chỉ tập trung bán hàng truyền thống chắc chắn không phát huy hết được sức mạnh kinh doanh chuỗi; nên một chuỗi siêu thị mini thành công bao giờ cũng đi kèm với một hệ thống bán hàng online song hành.
Các kênh có thể bán hàng online phù hơp với mô hình bán lẻ bao gồm:
  • Website
  • Facebook cá nhân – siêu thị
  •  Fanpage
  • Group
  • Zalo
  • Youtube (nếu có thể)

9. Phân tích báo cáo.

Như một doanh nghiệp thực thụ, báo cáo cần phải được cập nhật và gửi đi tới các vị trí cần thiết; để các cấp độ điều hành quản lý nắm bắt được thông tin, tình hình kinh doanh một cách thường xuyên và đưa ra các quyết định cho kế hoạch kinh doanh tiếp theo.
Báo cáo kinh doanh chuỗi siêu thị mini
Các loại báo cáo bao gồm:
  • Báo cáo bán hàng: Doanh thu, bill, topsale….
  • Báo cáo kho: Báo cáo xuất nhập tồn, tồn kho, hàng hết….
  • Báo cáo tài chính: Chi phí, công nợ…
  • Báo cáo tổng hợp
Bài viết đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm từ xây dựng, kinh nghiệm, điều hành chuỗi siêu thị mini bởi chuyên gia Nguyễn Văn Thịnh. Các Anh/chị đang có kế hoạch đầu tư mở chuối siêu thị mini có thể liên hệ để được tư vấn một cách chi tiết và cụ thể nhất.
 
 
công ty xây nhà trọn gói ở bình dương

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn báo giá nhanh
Xem đơn đã đặt
08.1800.1508