Mở siêu thị mini là một chủ đề rất rộng lớn, có rất nhiều kiến thức Anh/chị cần tìm hiểu. Hôm nay Pominatech xin đưa ra 3 phần nội dung cơ bản: mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn, các bước cần thực hiện và một số kinh nghiệm chia sẻ. Hãy tham khảo nó chắc chắn sẽ giúp Anh/chị có một cái nhìn khách quan và đúng nhất về mô hình kinh doanh này.
Đừng quên, liên hệ Pominatech để được hỗ trợ, thực hiện quy trình setup siêu thị mini từ a – z . Với 10 năm chuyên sản xuất kệ siêu thị và lắp đặt hàng ngàn dự án trên cả nước chúng tôi tự tin giúp Anh/chị mở cửa hàng siêu thị thành công.
1. Mở siêu thị mini có lãi không?
Nếu Anh/chị đang có một khoản vốn, muốn kinh doanh thì hoàn toàn nên đầu tư vào hình thức siêu thị. Chúng tôi muốn Anh/chị nắm được rằng: “Mở siêu thị mini có lãi rất lớn, lợi nhuận không hề cố định và liên tục tăng mạnh trong các quý và các năm sắp tới”
Những dẫn chứng:
- Tập đoàn VinGroup đặt mục tiêu 2020 sẽ mở 200 siêu thị Vinmart và 4000 siêu thị Vinmart +, phủ rộng toàn quốc.
- Theo báo điện tử Chính phủ (chinhphu.vn) Coop sẽ mở 1000 điểm bán hàng mới trong 2019 và rất tập chung vào hệ thống siêu thị mini
- Hàng loạt các hệ thống siêu thị, cửa hàng được mở ra trong năm 2019 vừa qua như: Vinmart, GS25, B’s Mart, Family Mart, Shop & Go, Circle K, Lan Chi, siêu thị Sakura,…Đến cả tập đoàn Thế giới di động cũng muốn chen chân vào ngành này với hình thức Bách hóa xanh.
- Những siêu thị ở tầng 1 chung cư, mở siêu thị mini ở nông thôn cũng được nhiều người thực hiện.
Một điểm nữa, siêu thị mini là hình thức kinh doanh:
- Vốn đầu tư không quá lớn, thu hồi vốn nhanh
- An toàn so với những mô hình kinh doanh đầu tư khác (bất động sản, chứng khoán, tiền ảo,…)
- Không khó thực hiện tuy nhiên cũng không quá dễ
- Đã rất thành công cụ thể hóa là các hệ thống siêu thị mini
- Phù hợp với sự phát triển kinh tế hiện nay (đời sống người dân được cải thiện -> mua hàng ở siêu thị tăng), đây là cách mua sắm hiện đại.
II. Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?
Chi phí mở siêu thị mini ít nhất cần từ 200 triệu đến 350 triệu tùy từng khu vực nông thôn hay thành phố. Chi phí này không chỉ dành cho thuê mặt bằng, trang thiết bị, giá kệ trưng bày, mà còn là nguồn vốn bắt buộc để nhập hàng hóa ban đầu. Nếu Anh/chị chỉ có 100 triệu thì sẽ không đủ vốn để mở siêu thị mini, hãy cân nhắc mở cửa hàng tạp hóa thay vì mở siêu thị.
Bảng chi phí mở siêu thị mini
Loại chi phí | Đơn vị tính | Chi phí / m2 |
Tài sản cố định (giá kệ, camera, quầy thu ngân…) | m2 | 500.000 vnđ – 700.000 vnđ |
Hàng hóa trưng bày tối thiểu | m2 | 5 triệu – 10 triệu |
Chi phí vận hành, nhân viên, quản lý,… | Gọi ngay 08 1800 1508 để tư vấn chi tiết miễn phí |
Ví dụ:
Một siêu thị mini có diện tích 50m2, chi phí sẽ là:
- Chi phí cho tài sản cố định: 25 – 35 triệu
- Chi phí nhập hàng hóa 250 – 500 triệu tiền hàng hóa (hàng tốt sẽ có giá cao hơn)
- Các chi phí vận hành, nhân viên, quản lý thì sẽ ảnh hưởng bởi rất nhiều vấn đề, không thể tư vấn hết chỉ trong bài viết.
Vậy tổng chi phí khi mở một siêu thị mini diện tích 50 m2 sẽ là từ 300 – 500 triệu.
3. Các bước để mở siêu thị mini
Để mở siêu thị mini Anh/chị cần giấy phép đăng ký kinh doanh hợp pháp. Anh/chị có thể làm thủ tục đăng ký kinh doanh tại các cơ quan có thẩm quyền, các phòng đăng ký kinh doanh ở thành phố hoặc địa phương.
Sau khi có được giấy phép kinh doanh, có 3 phần quan trọng Anh/chị nhất định phải lưu tâm:
- Mặt bằng đẹp thuận lợi
- Nguồn hàng tốt (ổn định, giá rẻ, chất lượng)
- Kế hoạch kinh doanh rõ ràng
Bước 1: Thuê mặt bằng
Thuê mặt bằng quyết định rất lớn đến thành công. Những nơi có mặt bằng đẹp như tầng 1 của chung cư, ngã ba đông người qua lại, gần trường học khu đông dân cư. Đây là bước đầu tiên cần thực hiện và hãy khảo sát thêm các khách hàng khu vực mặt bằng Anh/chị định thuê nữa. Nó rất quan trọng, hãy làm thật cẩn thận bước này.
Bước 2: Lắp đặt thiết bị siêu thị
Lắp đặt trang thiết bị siêu thị cần thực hiện ngay sau khi Anh/chị thuê được mặt bằng. Những thiết bị quan trọng là:
- Giá kệ siêu thị, kệ trưng bày quảng cáo, kệ kho, kệ sắt v lỗ đa năng, kệ chứa hàng, xe đẩy siêu thị, phụ kiện siêu thị (giỏ hàng, sọt để đồ, móc treo, tủ đựng đồ)…
- Hệ thống an ninh: cửa từ, camera, tem từ,…
- Hệ thống quản lý: máy tính, máy quét mã vạch, bàn thu ngân
- Thiết bị khác: trang trí, biển quảng cáo, hệ thống âm thanh, điều hòa,…
Bước 3: Tìm kiếm nguồn hàng và nhập hàng
Thực hiện song song bước 2 và bước 3. Tức là Anh/chị vừa setup siêu thị vừa tìm kiếm nguồn hàng và nhập hàng. Hãy đảm bảo sau khi setup xong siêu thị Anh/chị có thể bày hàng lên đó ngay lập tức và có thể bán hàng bất kỳ lúc nào.
Nguyên tắc khi nhập hàng:
- Luôn bắt tay với nhiều đơn vị cung cấp khác nhau để so sánh về giá và chất lượng
- Đảm bảo nhập hàng với giá rẻ nhất có thể
- Hợp tác lâu dài
- Không nhập hàng nhiều tránh tồn hàng
- Gần với kho hàng hoặc được hỗ trợ vận chuyển đến kho hàng
Bước 4: Trưng bày hàng hóa lên giá kệ
Hãy trưng bày hàng hóa lên giá kệ một cách khoa học và hiệu quả nhất. Trưng bày tốt sẽ chiếm được thiện cảm của khách hàng, biến không gian siêu thị trở lên chuyên nghiệm. Việc trưng bày hàng hóa cần có những quy tắc, kiến thức không hề đơn giản.
Nhiều siêu thị có thể nâng doanh thu lên 10% – 30% chỉ bằng cách trưng bày sản phẩm đẹp bắt mắt.
Bước 5: Nhập hàng vào hệ thống quản lý
Sau khi trưng bày hàng trong siêu thị Anh/chị cần nhập hàng hóa vào hệ thống quản lý. Máy móc sẽ theo dõi tình trạng hàng hóa giúp Anh/chị. Cuối ngày có thể dựa vào đó để xuất ra thống kê và biết được tình trạng kinh doanh của siêu thị.
Bước 6: Quản lý và duy trì bán hàng
Bước cuối cùng chính là thực hiện quản lý và duy trì hoạt động bán hàng của siêu thị. Những kỹ năng Anh/chị cần học như đào tạo nhân viên bán hàng, thống kê báo cáo, định hướng phát triển, các chiến lược đẩy doanh số, tiếp cận khách hàng sẽ nằm trong phần duy trì bán hàng và phát triển siêu thị.
4. Kinh nghiểm mở siêu thị mini
1. Khảo sát và nhạy bén với thị trường
Theo kinh nghiệm kinh doanh siêu thị mini của nhiều người thì đây là việc làm quan trọng để biết được khu vực Anh/chị muốn kinh doanh đã có cửa hàng nào chưa? Mức giá trung bình là bao nhiêu? Hay khu vực Anh/chị định mở cửa hàng tình trạng dân cư thế nào…
Bên cạnh đó, Anh/chị cần học tập bổ sung kiến thức kinh doanh để luôn nhạy bén với thị trường để tích lũy, học hỏi thêm những kinh nghiệm kinh doanh.
2. Trưng bày hàng hóa ấn tượng
Nếu đã xác định kinh doanh lâu dài và thu hút khách hàng thì không nên bỏ qua việc trưng bày sản phẩm để vừa đẹp, vừa khoa học. Hãy sắp xếp và phân loại hàng hóa rõ ràng để tiện lợi cho khách hàng lựa chọn. Những mặt hàng bán chạy bày ra ngoài, hoặc những hàng khuyến mại có biển báo để khách nhìn thấy.
Hãy sử đụng những loại giá kệ siêu thị hiện đại để hỗ trợ tối đa trong quá trình trưng bày hàng, bởi giá kệ là móc xích quan trọng, trưng bày hàng đẹp và ấn tượng hay không phụ thuộc lớn vào hệ thống giá kệ.
Nếu Anh/chị đã đi mua sắm tại siêu thị lớn Big C, Lotte, Lan Chi hay các chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart, cửa hàng tự chọn VietMart,… thì sẽ thấy toàn bộ mặt hàng được trưng bày vô cùng đẹp và khoa học trên các giá kệ siêu thị như: Kệ tôn đục lỗ; Kệ lưng lưới; Kệ tôn kín; Các tủ kệ; Kệ móc treo,… Đây là những mẫu kệ mới nhất được sử dụng phổ biến trong các siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc hiện nay.
3. Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp
Hãy có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng những kiến thức để thuyết phục khách mua hàng. Biết cách giới thiệu sản phẩm mới khéo kéo và tư vấn cho khách hàng những sản phẩm tốt và phù hợp nhất.
4. Kết hợp các kênh bán hàng và quảng cáo
Các kênh bán hàng Online đang là xu hướng rất thịnh hành hiện nay, Anh/chị nên tận dụng để bán hàng hiệu quả hơn. Có thể tận dụng Facebook, Zalo hoặc đầu tư thiết kế Website bán hàng,…
Kết hợp bán hàng Online và lên kế hoạch quảng cáo trực tiếp tại cửa hàng dưới các hình thức như làm biển bảng khi có ưu đãi hoặc phát tờ rơi để thu hút khách hàng đến trực tiếp cửa hàng lựa chọn.
5. Luôn sử dụng thủ thuật “chiết khấu”
Đây là bí quyết để tăng doanh thu khá hiệu quả. Khách hàng luôn muốn mua hàng với một mức giá tốt nhất vì vậy Anh/chị nên thường xuyên đưa ra các chương trình ưu đãi trong các dịp lễ tết, tháng vàng, tuần lễ vàng,… để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
Đánh giá