Anh/chị đang muốn khởi nghiệp kinh doanh siêu thị mini nhưng chưa biết mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Theo những người có kinh nghiệm kinh doanh siêu thị, chi phí mở siêu thị bao gồm những loại chi phí cho mặt bằng siêu thị, thiết bị siêu thị, phần mềm quản lý siêu thị mini, tuyển nhân viên siêu thị. Anh/chị có thể tự setup siêu thị mini hoặc sử dụng dịch vụ setup siêu thị miễn sao vẫn đủ vốn để đảm bảo chi phí vận hành. Hãy cùng Pominatech tìm hiểu chi tiết nhé!
1. Chi phí ban đầu.
Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Kinh doanh siêu thị mini có lãi không? Đây là những câu hỏi mà rất nhiều Anh/chị đang có ý định kinh doanh siêu thị mini, tiệm tạp hóa đặt ra. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về vốn đầu tư để mở siêu thị mini cho Anh/chị mới bắt đầu.
Khi khởi đầu bất cứ hoạt động kinh doanh nào, việc đầu tiên cần tính toán là cần bao nhiêu vốn, và nhiều Anh/chị đã thất bại khi tính thiếu một chút vốn nhưng đến lúc cần lại không thể có để tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu Anh/chị đang có ý định mở siêu thị mini, bài viết này sẽ giúp Anh/chị có góc nhìn tổng quan hơn về các mục chi phí cần có tối thiểu để mở và duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu.
1.1. Chi phí setup.
Đây là các chi phí cơ bản nhất của một cửa hàng, siêu thị mini. Chi phí này nhằm đảm bảo đứa con tinh thần của Anh/chị có một phong cách riêng khiến khách hàng quan tâm, ấn tượng và ghi nhớ về nó. Ngay khi có ý tưởng kinh doanh siêu thị mini, Anh/chị cũng cần có định hình về loại chi phí để setup siêu thị mini. Chi phí setup là loại chi phí đầu tiên Anh/chị cần nghĩ đến khi chưa biết mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn.
Với những người lần đầu tiên kinh doanh siêu thị mini thì Anh/chị có thể gặp khó khăn khi chưa biết nên setup siêu thị mini như thế nào. Anh/chị có thể tham khảo từ những người có kinh nghiệm để có những lời khuyên hữu ích. Hoặc Anh/chị chỉ cần sử dụng dịch vụ setup siêu thị của các đơn vị kinh doanh. Anh/chị sẽ được tư vấn và thiết lập mọi thứ từ A đến Z.
Chi phí setup bao gồm cả việc đặt tên, làm nhãn hiệu tuy nhiên thường thì các chủ siêu thị mini không mất chi phí này do tự nghĩ. Các chi phí setup cơ bản hay cần chi là chi phí sửa chữa, sơn, chạy lại đường điện, nước. Cái này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến việc sắp xếp layout và bầy biện trong siêu thị sau này. Tùy vào việc mặt bằng Anh/chị có cũ hay mới, thiết bị đầy đủ hay chưa mà chi phí này thay đổi trong từng trường hợp.
Trung bình để có được một mặt bằng đẹp, Anh/chị cần bỏ ra từ 200 triệu đến 300 triệu. Trong những trường hợp cần tiết kiệm nhiều hơn, Anh/chị có thể cân đối thậm chí chỉ chi 30 triệu cho hạng mục này, đương nhiên với chi phí ít ỏi như vậy, việc siêu thị mini được setup mang một dấu ấn độc đáo, khác biệt là rất khó.
Chi phí setup là chi phí cơ bản nhất khi mở siêu thị mini. Nếu Anh/chị đang băn khoăn chưa biết rõ mở siêu thị cần bao nhiêu vốn thì đầu tiên hãy chuẩn bị một khoản làm chi phí setup trước nhé!
1.2. Chi phí phần mềm quản lý siêu thị mini.
Có thể Anh/chị chưa biết, mở siêu thị mini ngày nay nhất định cần phải sử dụng tới phần mềm quản lý bán hàng. Với xu hướng kinh doanh hiện đại trong thời công nghệ 4.0, muốn kinh doanh siêu thị mini thành công, một chi phí không thể thiếu là ngân sách dành cho phần mềm quản lý bán hàng. Chi phí cho phần mềm bán hàng là loại chi phí Anh/chị cũng nên chuẩn bị trước và trả lời cho câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn.
Với hàng nghìn mã hàng, date phức tạp và khác nhau, cập nhật hàng ngày, hàng giờ, việc không có phần mềm quản lý siêu thị mini khiến kho hàng của Anh/chị sẽ trở thành kho chứa đồ lộn xộn chỉ trong 1 tuần. Nếu không có sự kiểm soát hợp lý và chặt chẽ, chắc chắn Anh/chị sẽ phát hỏa lên khi ngợp với kho hàng và không biết hàng nào còn, hàng nào hết, khi nào sẽ phải liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng tiếp.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phần mềm quản lý siêu thị mini còn giúp cho chi phí bảo quản, hư hỏng và thất thoát của siêu thị giảm đi đáng kể. Anh/chị có thể dùng thử phần mềm quản lý siêu thị mini được nhiều người sử dụng nhất trong thời gian vừa qua để có những trải nghiệm kinh doanh tốt nhất.
1.3. Chi phí cơ sở vật chất hạ tầng.
Cơ sở vật chất là khoản chi phí tương thích đối với từng siêu thị, gồm có những thứ cho thiết bị siêu thị như: điều hòa, bàn thu ngân, quầy kệ, quạt cắt gió, tủ đông, tủ mát, máy tính, máy in bill, máy quét mã vạch, máy in, máy in mã vạch, máy in tem phụ, cân điện tử, tem giá, handhel,…
Đây là loại chi phí đáng kể Anh/chị cần chuẩn bị để trả lời câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn. Nếu Anh/chị đầu tư đủ lớn cho thiết bị siêu thị Anh/chị sẽ có được cơ sở vật chất tốt, làm nền tảng để kinh doanh siêu thị ổn định và lâu dài.
Tuy nhiên, khuyến cáo các cơ sở vật chất bắt buộc phải có ngoài quầy kệ là điều hòa và tem giá. Các loại tủ như tủ nước, tủ sữa chua, tủ kem nhà cung cấp có thể cung cấp cho Anh/chị mượn với điều kiện Anh/chị đạt mức doanh số đề ra và đảm bảo không có nhãn hàng khác được trưng bày trong tủ.
2. Chi phí hàng tháng.
2.1. Chi phí mặt bằng.
Mặt bằng siêu thị là một yếu tố quan trọng quyết định việc Anh/chị có kinh doanh thành công hay không. Chi phí cho mặt bằng siêu thị cũng thuộc danh sách những chi phí cần tính toán rất kỹ khi đi thuê, đây là chi phí lớn và phải trả theo một kỳ hạn dài. Việc lựa chọn mặt bằng siêu thị và tính toán chi phí cho mặt bằng hợp lý sẽ hỗ trợ Anh/chị rất nhiều trong việc cân đối và duy trì đến điểm hòa vốn.
Chi phí mặt bằng siêu thị cũng là một yếu tố quan trọng để Anh/chị xác định mình có thể mở cửa hàng trong bao lâu, có bán được tốt như kỳ vọng hay không. Đây là loại chi phí Anh/chị cần nghĩ đến đầu tiên khi trả lời câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn.
Các khoản chi phí hàng tháng được gọi là chi phí không hoàn, tức là khi thời gian trôi qua và đã chi ra thì không có phương án để cắt lỗ hay thu hồi giảm thiểu mất mát. Vậy nên các khoản chi phí này cần tính toán rất cẩn thận.
Với trường hợp đi thuê mặt bằng siêu thị, khi thanh toán trước 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm thì cần tính thêm vào chi phí này khoản phần trăm lãi so với gửi ngân hàng. Khoản này tuy nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng đến hạch toán của Anh/chị.
Với trường hợp Anh/chị có sẵn mặt bằng siêu thị thì cần quy đổi mặt bằng đó ra chi phí thuê, tránh hoạt động sinh lãi nhưng là lãi từ tiền thuê mặt bằng mà thực tế là đang lỗ. Ví dụ mặt bằng của Anh/chị cho người khác thuê có thể được 20 triệu/tháng thì khi hạch toán chi phí mở siêu thị mini Anh/chị cũng cần tính chi phí thuê mặt bằng với mức 20 triệu.
Thông thường với những Anh/chị chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý siêu thị mini hay cửa hàng tiện ích, Anh/chị nên tìm những mặt bằng siêu thị có giá thuê một tháng bằng doanh số kỳ vọng một ngày của siêu thị. Với trường hợp đặc biệt hơn, giá thuê một tháng không hơn 2 ngày doanh số của siêu thị.
2.2. Chi phí nhân sự.
Với siêu thị mini, chi phí nhân sự có thể giảm đến tối thiểu khi chủ siêu thị đồng thời là nhân viên bán hàng và thu ngân. Trong thời gian đầu, nếu đang băn khoăn mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn và chưa chuẩn bị nguồn vốn để thuê nhân sự, Anh/chị có thể tự bán hàng, thu ngân và quản lý siêu thị.
Tuy nhiên điều này có thể khiến Anh/chị đánh giá sai về hoạt động kinh doanh của mình. Nếu lương của Anh/chị đang là 8.000.000/tháng thì không có lý do gì Anh/chị không hạch toán chi phí này vào chi phí hàng tháng của siêu thị cả. Cơ bản nhất đối với một siêu thị mini hoạt động ổn định là luôn có 2 nhân viên trong giờ mở cửa của siêu thị.
Cùng với chi phí mặt bằng, chi phí nhân sự là một trong 3 khoản chi phí chính của siêu thị mini. Với mức trung bình hiện tại, chi phí nhân sự của một siêu thị mini tối thiểu cần 3 nhân viên và sẽ dao động từ 15 đến 20 triệu mỗi tháng, việc chính Anh/chị làm cho siêu thị của mình bằng hình thức vừa quản lý vừa bán hàng cũng không khiến chi phí này giảm xuống.
Do mức độ chi phí nhân sự không hề thấp nên các siêu thị mini cần giải quyết bài toán chấp nhận chi phí mất trộm nhân viên siêu thị để kiểm soát mất mát tốt hơn.
Việc tuyển nhân viên siêu thị cũng giúp Anh/chị có thêm thời gian để quản lý công việc kinh doanh hiệu quả. Nếu Anh/chị mới kinh doanh, hãy ưu tiên tuyển nhân viên siêu thị có kinh nghiệm để không mất nhiều thời gian đào tạo. Tuyển nhân viên siêu thị có những đức tính như trung thực, có trách nhiệm sẽ giúp Anh/chị giảm bớt những sai sót trong bán hàng và không lo thất thoát hàng hóa. Những nhân viên siêu thị giỏi còn biết cách tư vấn cho khách hàng khéo léo. Từ đó thúc đẩy tăng doanh số nhanh chóng cho siêu thị của Anh/chị.
2.3. Chi phí vận hành.
Chi phí vận hành hiểu đơn giản là những chi phí liên quan đến việc vận hành của cửa hàng, siêu thị như điện, nước, các loại thuế phí đi kèm. Chi phí này phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất hạ tầng của siêu thị. Nếu siêu thị có tủ kem, tủ đông, tủ mát, điều hòa, chi phí vận hành có thể lên tới hàng chục triệu một tháng.
Việc tính chi phí vận hành luôn là bài toán khó khăn do không xác định được siêu thị cần trả bao nhiêu tiền điện khi vận hành các cơ sở hạ tầng như thiết kế. Để đảm bảo an toàn trong tính toán, chi phí vận hành nên tính dôi dư một chút tránh trường hợp không đủ khả năng đảm bảo quay vòng vốn. Do vậy, Anh/chị đừng quên chi phí vận hành khi trả lời câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn.
Với diện tích siêu thị mini dưới 100m2, cơ sở vật chất dành cho siêu thị mini với diện tích này chỉ cần 1 điều hòa, 1 tủ mát, 1 tủ kem thì tiền điện chỉ rơi vào khoảng 5 đến 6 triệu mỗi tháng, những với những siêu thị mini có diện tích lớn, tập trung vào dòng hàng fresh, vận hành có thể lên tới 2, 3 điều hòa, 2 tủ kem, 2 tủ nước, 1 tủ mát để trái cây, 1 tủ mát bơ sữa thì tiền điện hàng tháng có thể lên tới 25 đến 30 triệu mỗi tháng.
3. Chi phí phát sinh cần thiết.
3.1. Chi phí nhập hàng.
Cuối cùng, để siêu thị mini của Anh/chị đi vào hoạt động cần có hàng hóa. Đây cũng là một chi phí lớn trong hạng mục đầu tư. Hàng hóa được nhập lần đầu khi khai trương với một lượng lớn và sau đó nhập điều chỉnh các lượng nhỏ khi hết hàng. Việc nhập lần đầu một lượng lớn khó xác định nhu cầu khu vực thị trường khiến các siêu thị sẽ lúng túng và tăng chi phí khi có một lượng lớn hàng tồn kho khó bán cần giải quyết.
Với những siêu thị mini diện tích từ 80m2 đến 160m2 số lượng mã hàng nhập vào chỉ nên từ 2000 đến 3000 mã hàng. Với số lượng mã hàng này, tiền chuẩn bị cho lần nhập hàng đầu tiên sẽ dao động từ 300 triệu đến 500 triệu. Số tiền nhập hàng để quay vòng cần chuẩn bị hàng tuần bằng 1.5 lần doanh số nhập của lượng hàng bán trong tuần. Có lẽ chi phí nhập hàng là loại chi phí ai cũng nghĩ tới khi băn khoăn mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn, trong đó có nguồn vốn nhập hàng.
3.2. Chi phí trang trí thời vụ.
Gần như hàng tháng, siêu thị cần thay đổi bộ mặt của mình cho phù hợp với các sự kiện trong tháng chuẩn bị diễn ra. Một năm có những sự kiện đáng chú ý để thúc đẩy doanh thu gồm: Tết, 14/2, 8/3, 1/6, trung thu, 20/10, Noel. Tùy vào tầm quan trọng, việc chi phí và thời gian chi phí cho các sự kiện này kéo dài từ 1 tháng đến 3 tháng. Nếu chi li, Anh/chị có thể tính cả chi phí tồn kho hàng thời vụ vào mục chi phí này.
Ví dụ khi nhập cây thông noel về để bán noel, Anh/chị cần trưng bày sản phẩm từ 15/10 trên kệ hàng nhưng phải đến 15/11 khách hàng mới bắt đầu mua sản phẩm và đến 10/12 mới đạt được điểm rơi bán hàng. Việc đặt cây thông noel từ 15/10 sẽ khiến siêu thị mini của Anh/chị mất một khoảng không gian trưng bày sản phẩm khác, tuy nhiên nếu không trưng bày như vậy, siêu thị của Anh/chị sẽ bị khách hàng gạt ra khỏi nhận định mua cây thông noel ngày 20/12.
Có thể nhiều người không nghĩ đến chi phí trang trí thời vụ cho siêu thị vào những dịp lễ Tết khi trả lời cho câu hỏi mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn nhưng Anh/chị đừng bỏ qua loại chi phí này nhé.
3.3. Chi phí hư hỏng hao hụt hàng hóa.
Chi phí hao hụt hư hỏng hàng hóa ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành dài hạn của siêu thị, việc kiểm soát tốt dòng chi phí này giúp siêu thị của Anh/chị đảm bảo không bị bào mòn vốn quá mức. Mức độ hao hụt hỏng hủy lý tưởng là 2% doanh số của siêu thị. Để làm được điều này các siêu thị đều cố gắng đầu tư vào phần mềm quản lý, hạ tầng số để tránh các trường hợp hàng hóa cận date, quá date phải giảm giá hoặc cho tặng hoặc hủy bỏ.
Đây là khoản chi phí có thể điều tiết tốt nhất, việc đơn giản nhất để điều tiết chi phí này là sử dụng các phần mềm quản lý, hoặc lập file excel theo dõi. Chi phí này bao gồm hàng móp, méo, lỗi cảm quan nhỏ, hàng hết date, hàng hư hỏng, hàng bị mất trộm.
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng càng ngày càng tăng lên, mặc dù các siêu thị, cửa hàng tạp hóa mọc lên như nấm cũng không đủ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng đó. Thay vì phải cố gắng học hành vất vả, chen chân vào các công ty doanh nghiệp với đồng lương ít ỏi và máu kinh doanh trong người. Mong rằng với kinh nghiệm mở siêu thị mini này của chúng tôi sẽ giúp Anh/chị đưa ra câu trả lời và lựa chọn tốt nhất cho công việc kinh doanh sắp tới của mình.
Với những Anh/chị đang chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh siêu thị mini, hy vọng bài viết đã giúp Anh/chị giải đáp những câu hỏi như mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn? Hãy lên các phương án chuẩn bị chi phí cho mặt bằng siêu thị, thiết bị siêu thị, phần mềm quản lý siêu thị mini, tuyển nhân viên siêu thị. Anh/chị có thể tự setup siêu thị mini hoặc sử dụng dịch vụ setup siêu thị miễn sao vẫn đủ vốn để đảm bảo chi phí vận hành. Chúc Anh/chị thành công!