Hướng Dẫn Mở Cửa Tạp Hóa Năm 2024

Có số người đang thắc mắc: “Anh/chị muốn mở cửa hàng tạp hóa nhưng siêu thị, cửa hàng tiện lợi mọc đầy rẫy, liệu còn cơ hội phát triển không?”. Thực tế, đúng là Anh/chị sẽ phải cạnh tranh với nhiều mô hình khác nhau, nhưng vẫn có tiềm năng phát triển. Bài viết dưới đây là những thách thức và cơ hội mà Anh/chị cần xem xét trước khi quyết định mở tiệm tạp hóa năm 2024.

1. Các bước mở cửa hàng tạp hoá theo kinh nghiệm của người thành công

1.1 Tìm mặt bằng kinh doanh cửa hàng tạp hóa

Chọn địa điểm mở cửa hàng tạp hóa là điều quan trọng chiếm đến 80% sự thành công hay thất bại của tiệm tạp hóa.

Vị trí đặt cửa hàng Anh/chị nên chọn khu vực đông dân cư, nhiều người qua lại. Nếu thuê được mặt đường là tốt nhất, nên tránh những địa điểm dễ bị che khuất tầm nhìn, giao thông cản trở.

Một điểm cực kỳ quan trọng là nếu muốn chiêu dụ các khách hàng từ xa tới, tức họ phải đi phương tiện đến để mua hàng thì cửa tiệm tạp hóa của Anh/chị phải có chỗ đậu xe hoặc chỗ gửi xe càng tốt, vì không có chỗ đỗ xe khách hàng sẽ cảm thấy bất tiện, sợ mất, trộm, vướng giao thông dẫn đến không thoải mái mua sắm. Vậy là đương nhiên Anh/chị sẽ mất đi cơ hội có thêm khách hàng.

Nếu Anh/chị đã có mặt bằng sẵn thì kinh doanh tạp hóa tại nhà trở nên nhẹ nhàng hơn về khoản vốn thuê mặt bằng. 

mo cua hang tap hoa o que

 

1.2 Nghiên cứu thị trường, khảo sát nhu cầu của dân cư khu vực

Sau khi khảo sát mặt bằng định kinh doanh, Anh/chị cần tìm hiểu xung quanh khu vực đó xem dân cư quanh đó về mức thu nhập ra sao, dân có đông không? Xem có bao nhiêu cửa hàng trước đó đã bán, họ bán những gì?

Từ đó mới đưa ra được kế hoạch và các mặt hàng mình sẽ bán. Đây là điều rất quan trọng giúp Anh/chị giảm bớt những rủi ro khi bắt đầu kinh doanh, đánh đúng khách hàng mục tiêu.

Chúng tôi có những chuyên gia trong việc hỗ trợ, tư vấn, setup cửa hàng tạp hóa từ A-Z cho Anh/chị. Đừng ngại ngần mà hãy nhấn ngay vào nút liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất!

1.3 Mua sắm các thiết bị cần thiết

Bán hàng tạp hoá cần những gì tất nhiên không thể thiếu các thiết bị cần thiết như: kệ siêu thị mini, kệ trưng bày để bày biện, trưng bày hàng hóa bên trên một cách khoa học, thu hút khách hàng nhất. Các loại tủ đông, tủ mát để bảo quản, lưu trữ các mặt hàng như kem, nước ngọt, đá,…

Ngoài ra, có thể đầu tư thêm thiết bị phụ kiện như: bàn thu ngân để hỗ trợ quy trình thanh toán được dễ dàng, chuyên nghiệp hơn. Nhất là những cửa hàng có sử dụng phần mềm quản lý bán hàng.

1.4 Nên mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố?

Mở cửa hàng tạp hóa ở quê hay thành phố thì cũng đều có những thuận lợi và khó khăn riêng. Tùy thuộc vào điều kiện vốn và hoàn cảnh mà Anh/chị có thể quyết định mở ở đâu, nếu làm tốt các khâu chuẩn bị thì mở ở đâu cũng sẽ đem lại nguồn lợi nhuận tốt.

Khi mở cửa hàng tạp hoá ở quê thì việc tìm nguồn hàng rẻ là vấn đề khá là đau đầu đối với các chủ tiệm đang có ý định kinh doanh mô hình tạp hóa hiện đại.

Còn nếu mở ở thành phố thì khó khăn là sự cạnh tranh cao, chi phí đầu tư lớn. Hiện nay ở thành phố, chỉ cần đi cách vài nhà, vài dãy phố là Anh/chị đã có thể gặp được các cửa hàng tạp hóa và tỉ lệ này ngày càng gia tăng. Vì thế việc cạnh tranh ở thành phố đôi khi là bất lợi hơn rất nhiều so với ở khu vực nông thôn.

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cần nhớ

2.1 Tìm nguồn hàng tạp hóa giá rẻ, đa dạng nguồn hàng

Trước khi mở cửa hàng nên tham khảo giá ngoài thị trường, chỗ nào rẻ, chất lượng sản phẩm tốt thì nhập hoặc có thể liên hệ trực tiếp với tư vấn phụ trách ngành hàng siêu thị mini, cửa hàng tự chọn… Đồng thời có thể liên hệ các nhà sản xuất trực tiếp để được cung cấp giá sỉ và nhận các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể từ chính nhà cung cấp hàng tạp hóa mà không phải qua bất cứ trung gian nào.

Bán hàng tạp hóa thì việc đa dạng nguồn hàng là rất cần thiết, khách hàng khi bước vào cửa hàng luôn muốn có tất cả mọi thứ họ cần trên kệ để hàng và mua cùng một lượt mà không cần thiết phải chạy đi nhiều nơi mới có thể mua đủ đồ. 

Anh/chị cũng nên phân nhóm đâu là các mặt hàng đóng góp lợi nhuận chủ đạo. Các mặt hàng kéo khách đến cửa hàng để theo dõi hiệu quả hoạt động và tính toán lại kế hoạch nhập hàng. Khi cửa hàng đã hoạt động ổn định, định hình được rõ nhu cầu của khách hàng. Chủ tiệm có thể cân nhắc số lượng nhập hàng lớn để được chiết khấu của nhà cung cấp, tăng tỉ lệ chiết khấu trên từng sản phẩm.

2.2 Lên thiết kế, setup cho cửa hàng

Với một cửa hàng tạp hóa mini dù nhỏ thì Anh/chị cũng nên chuẩn bị một bản thiết kế, setup chi tiết việc bố trí, sắp xếp bên trong cửa hàng như thế nào cho phù hợp. Với cửa hàng tạp hóa tổng hợp thì dù diện tích nhỏ, Anh/chị vẫn phải trưng bày khá nhiều mặt hàng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Vì thế, việc lên thiết kế, setup khá quan trọng, giúp chủ cửa hàng chủ động hơn trong việc sắp xếp, quản lý cửa hàng của mình.

Một bản vẽ thiết kế sẽ giúp Anh/chị hình dung được nên bố trí thiết bị ở vị trí nào, kê bao nhiêu bộ kệ tạp hóa, chọn loại kệ nào thì hợp với diện tích bày hàng,… Sau khi lên bản vẽ chi tiết thì sẽ tiến hành setup theo bản vẽ này.

2.3 Đăng ký kinh doanh

Với một cửa hàng tạp hóa tiện lợi để kinh doanh được thì chủ cửa hàng cần đăng ký kinh doanh cá thể, hộ gia đình với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện tại nơi định mở cửa hàng.

Với mô hình tạp hóa hiện đại có quy mô lớn một chút sẽ phải xin thêm một số giấy tờ như: giấy chứng nhận cơ sở kinh doanh đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận phòng cháy, chữa cháy,…

2.4 Trưng bày hàng hóa hiệu quả

Việc trưng bày hàng đóng vai trò quan trọng quyết định đến việc tăng doanh thu cho cửa hàng. Với rất nhiều mặt hàng trong một diện tích nhỏ, thì ngoài việc sắp xếp hàng hóa sao cho gọn gàng và đẹp mắt trên giá kệ còn có mẹo để giúp Anh/chị tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn.

Việc trưng bày sản phẩm đẹp mắt không chỉ là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa có tác dụng về phần nhìn mà còn giúp nâng cao doanh thu đáng kể cho cửa hiệu của Anh/chị nữa đấy. Minh chứng thuyết phục nhất đó là tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị các kệ hàng luôn được sắp xếp ngăn nắp và đẹp mắt.

Ví dụ: Nếu có mặt hàng nào đang có khuyến mại, hoặc bán chạy phải trưng bày ở nơi khách dễ nhìn thấy nhiều nhất, đặt cạnh ở những mặt hàng thường mua kèm nhau như kem đánh răng với bàn chải đánh răng.

2.5. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa với phương pháp marketing thu hút

Anh/chị cần định vị được đúng mục tiêu, để khi nói tới cửa hiệu của mình, khách hàng sẽ nghĩ ngay tới “dịch vụ chăm sóc tốt nhất”, “nhiều ưu đãi hấp dẫn”, “nhanh nhất”, “đầy đủ nhất”, “giá rẻ nhất”,…

Cách giao tiếp với khách hàng được xem là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó.

Nó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, chủ tiệm hoặc người bán phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt.

Việc đặt tên cho cửa hàng tạp hóa cũng không được lơ là. Phải chọn được tên ngắn gọn, dễ gọi để khách nhớ lâu. Thông thường lấy theo tên của Anh/chị, hoặc của người thân trong gia đình, hoặc đặc điểm riêng biệt của quán.

2.6. Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

Việc tặng kèm thêm những món quà nhỏ như cây viết, cục gom cho các khách hàng nhí chắc chắn sẽ gây được thiện cảm cho các bậc phụ huynh mà giá trị khuyến mãi cũng không quá cao. Nhiều chủ tiệm tạp hóa cũng tìm cách giữ khách bằng việc giảm bớt thêm lãi để bán giá sản phẩm thấp hơn so với các cửa hàng tiện lợi.

Còn với những khách hàng mua nhiều, Anh/chị cũng có thể xây dựng thêm chương trình hỗ trợ giao hàng tận nhà với những khách hàng có hóa đơn hàng lớn.

2.7 Mở cửa hàng tạp hóa nhỏ cần bao nhiêu vốn?

Rất khó để trả lời chính xác mở cửa hàng tạp hóa quy mô nhỏ cần bao nhiêu vốn? Số vốn ít nhất Anh/chị cần chuẩn bị còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Khu vực mở tiệm tạp hóa (nông thôn/thành phố/tại nhà, mặt tiền/trong ngõ), đối tượng khách hàng, khả năng tài chính,… Thông thường, với diện tích nhỏ từ 30 – 50m2 thì Anh/chị cần số vốn tối thiểu 200 triệu đồng để setup và vận hành.

Chi phí mở cửa hàng tạp hóa cơ bản được ước tính như sau:

  • Chi phí thuê mặt bằng: Nếu không có sẵn mặt bằng thì giá thuê sẽ từ 5 -15 triệu/tháng. Mở gần tòa chung cư hay mặt đường lớn giá có thể lên tới 20 – 30 triệu/tháng. 
  • Đầu tư nguồn hàng: Khoảng 100 – 250 triệu. Số tiền này Anh/chị tùy vào loại hàng hóa bạn chọn (bình dân/cao cấp/ nhập khẩu). Nếu bạn tìm được nguồn đặt hàng giá tốt như trên ứng dụng ) Pominatech chẳng hạn, Anh/chị sẽ được tiếp cận trực tiếp với rất nhiều nhà sản xuất, nhập hàng đa dạng với giá tốt và nhiều ưu đãi nữa. Bằng cách này Anh/chị sẽ tối ưu tiền vốn nguồn hàng ban đầu của mình.
  • Tiền mua trang thiết bị: 60 – 80 triệu (giá kệ, máy tính, phần mềm bán hàng, máy POS, hệ thống chiếu sáng, camera, tủ đông,…). 
  • Tiền thuê nhân viênCửa hàng tạp hóa mini cần 1-2 nhân viên. Mức lương trung bình là khoảng 5 – 7 triệu đồng/người/tháng (part time/full time).
  • Chi phí phát sinh: 20 – 30 triệu (tổ chức khai trương cửa hàng, quảng cáo,…).

Trên đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố mà chúng tôi đã tổng hợp được, hi vọng với những gợi ý này việc kinh doanh của Anh/chị sẽ nhanh chóng phát triển trong thời gian tới.

công ty xây nhà trọn gói ở bình dương

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn báo giá nhanh
Xem đơn đã đặt
08.1800.1508