Hướng Dẫn Mở Siêu Thị

Mở siêu thị mini đang là xu hướng đang rất được nhiều người ưa chuộng. Nhưng các bước để mở siêu thị mini thì không hề đơn giản cho lắm. Kinh doanh siêu thị mini có thể rất mới với một số người, cần chuẩn bị những gì, các bước ra sao? Nếu ngay từ đầu Anh/chị xây dựng mô hình kinh doanh siêu thị mini đúng, thì Anh/chị sẽ có cơ hội kinh doanh thành công. Trong bài viết này sẽ giúp Anh/chị lập kế hoạch mở chuỗi siêu thị hoàn chỉnh, miễn phí cho mình.

Nội dung bài viết

1. Mô hình kinh doanh siêu thị mini

2. Thời điểm hiện tại có nên khởi nghiệp mở siêu thị mini?

3. Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

4.  Mở siêu thị mini có lãi không?

5. Mở siêu thị mini cần thủ tục gì?

6. Tìm hiểu thị trường để lập bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini

7.  Chiến lược kinh doanh siêu thị mini

8.  Các bước kinh doanh siêu thị từ A – Z

9.  Kinh nghiệm mở siêu thị mini

10.  Nên đầu tư giá kệ trưng bày hàng hóa mới ngay từ đầu.

 1. Mô hình kinh doanh siêu thị mini

Đây là một loại mô hình kinh doanh buôn bán được xây dựng bài bản, chuyên nghiệp hơn. Nó được xây dựng ra để tối ưu hóa nguồn lực của mô hình kinh doanh siêu thị mini. Có thể tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh siêu thị mini dựa trên số vốn đầu tư của Anh/chị. 

Anh/chị cũng nên biết mình đang đi hướng nào thì việc kinh doanh sẽ trở nên hiệu quả hơn ngay từ đầu. Không xác định rõ được hướng kinh doanh siêu thị mini thì dễ mắc sai lầm. Dẫn đến việc phải điều chỉnh mô hình kinh doanh theo hướng kinh doanh của hiện tại.

2. Thời điểm hiện tại có nên khởi nghiệp mở siêu thị mini?

Trong những năm trở lại đây, dù ảnh hưởng khá nhiều từ dịch bệnh khiến cho nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng không ít nhưng các mô hình siêu thị, cửa hàng tiện lợi, kinh doanh bán lẻ,…vẫn đạt được những tăng trưởng nhất định.

Hàng loạt các chuỗi cửa hàng, siêu thị mini mọc lên trong những năm qua như: Vinmart, Vinmart+, B’s Mart, Family Mart, Shop & Go, Circle K,…Đến cả ông lớn như Thế giới di động của chen chân vào ngành này với cái tên Bách hóa xanh cho thấy sức hút và sự phát triển lĩnh vực này là không hề nhỏ.

Qua những dẫn chứng trên thì ta thấy thời điểm hiện tại việc khởi nghiệp mở siêu thị mini vẫn đang được mở rộng và phát triển. Tuy khả năng cạnh tranh khá cao nhưng vẫn còn nhiều cơ hội vì nhu cầu mua sắm của khách hàng luôn có.

Để những ai đang muốn mở siêu thị mini có thể tham khảo, dưới đây là một vài ưu điểm của mô hình này:

– Vốn đầu tư không quá lớn, dễ thu hồi vốn

– Không khó thực hiện, tuy nhiên cũng không quá dễ

– Phù hợp với sự phát triển của đời sống hiện nay

– An toàn so với những mô hình kinh doanh khác như chứng khoán, tiền ảo, bất động sản

– Nhiều chuỗi siêu thị mini đã rất thành công.

3. Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

Chi phí cho việc mở siêu thị mini là vào khoảng 200 đến 400 triệu tùy vào khu vực thành thị hay nông thôn, chi phí này khá phù hợp cho những bạn trẻ mới khởi nghiệp, các Anh/chị có thể hùng vốn hợp tác mở siêu thị mini mà không cần nhiều vốn. Số tiền này bao gồm cả chi phí mặt bằng, nội thất bên trong và trang thiết bị. Nó cũng bao gồm cả nguồn vốn để Anh/chị nhập hàng hóa về nữa. Nếu Anh/chị có ít hơn 200 triệu đồng thì nên cân nhắc nên mở tạp hóa hơn là siêu thị mini Anh/chị nhé.  

4. Mở siêu thị mini có lãi không?

Trong lĩnh vực kinh doanh này thì khả năng có lãi thì câu trả lời là có. Anh/chị đang có số vốn trong tay và Anh/chị có thể tin tưởng mà đầu tư vào lĩnh vực này. Lĩnh vực siêu thị mini này rất màu mỡ và đáng đầu tư.

Hàng loạt các hệ thống siêu thị, cửa hàng được mở ra trong năm 2019 vừa qua như: Vinmart, Family Mart, Circle K,… Đến cả Thế giới di động cũng muốn chen chân vào ngành này với hình thức Bách hóa xanh. Những siêu thị ở tầng 1 chung cư, mở siêu thị mini ở nông thôn cũng được nhiều người thực hiện. 

4.1 Các ưu điểm của lĩnh vực kinh doanh siêu thị mini:

– Vốn đầu tư không cần quá lớn 

– khả năng thu hồi vốn nhanh

– Khá an toàn so với các lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản, tiền ảo,…

– Không dễ thực hiện nhưng không quá khó để kinh doanh

– Phù hợp với thị trường ngày nay, cách mua sắm hiện đại rất phù hợp thời

5. Mở siêu thị mini cần thủ tục gì?

Kinh doanh siêu thị mini có 2 hình thức gồm hộ kinh doanh cá thể và Công ty Trách nhiệm hữu hạn. Dưới đây là thông tin hướng dẫn Anh/chị cách mở siêu thị mini, cũng như các thủ tục mở siêu thị mini cho Anh/chị.

5.1 Đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Anh/chị cần nộp Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện – nơi Anh/chị kinh doanh siêu thị mini.

Anh/chị hãy điền đầy đủ và chính xác những thông tin trong giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh như:

– Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;

– Số vốn kinh doanh

– Ngành, nghề kinh doanh

– Số lao động

– Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú, chữ ký

– Số và ngày cấp thẻ căn cước công dân của đại diện hộ gia đình, cá nhân hoặc nhóm cá nhân.

Các giấy tờ cần thiết để đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể bao gồm: Bản sao công chứng hợp lệ của thẻ căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực.

Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho bạn trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể, Anh/chị cần đến chi cục thuế quận, huyện đăng ký kinh doanh để kê khai và nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký kinh doanh.

5.2 Công ty trách nhiệm hữu hạn

Với đơn vị là Công ty Trách nhiệm hữu hạn sẽ phức tạp hơn so với hộ kinh doanh cá thể. Bạn cần chuẩn bị được các yếu tố như mặt bằng, trang thiết bị của siêu thị, cơ sở vật chất tốt,… để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.

Địa điểm nộp hồ sơ: Tại Sở kế hoạch và đầu tư thuộc Tỉnh/ Thành phố nơi bạn kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty. Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần).

Bản sao các giấy tờ cần thiết gồm:

– Bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân

– Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập

– Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức

– Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức

– Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có)

Về các giấy tờ như Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Anh/chị cũng cần đăng ký để đảm bảo đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Các giấy tờ bao gồm: Đơn đề nghị, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thông tin về cơ sở vật chất, trang thiết bị của siêu thị mini bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

6. Tìm hiểu thị trường để lập bản kế hoạch kinh doanh siêu thị mini

6.1 Đối tượng khách hàng là ai?

Việc xác định đối tượng khách hàng trước giúp bạn tiếp cận khách hàng của mình dễ dàng hơn. Từ đó, Anh/chị đưa ra các chiến lược về sản phẩm như giá, số hàng nhập về. Anh/chị cũng có thể lập bảng khảo sát khách hàng trong khu vực kinh doanh siêu thị mini của Anh/chị. Biết được đối tượng khách là ai thì việc nhập hàng hóa về trở nên thuận tiện hơn.

6.2 Nhu cầu hiện nay của khách

Xác định nhu cầu của khách hàng để biết chính xác họ muốn những gì. Quan sát thói quen người dùng xem họ có thói quen mua sắm như thế nào trong 3 tháng. Từ đó thành lập danh sách nhập hàng cụ thể hơn về số lượng sản phẩm. 

6.3  Phân tích điểm mạnh điểm yếu của siêu thị mini

Việc phân tích điểm mạnh, điểm yếu từ đó đưa ra chiến lược phù hợp cho siêu thị mini của mình. Hãy lập bảng SWOT, như vậy bạn sẽ có cái nhìn tổng thể về kế hoạch của mình hơn. Strength (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunity (cơ hội), Threat (thách thức). 

6.4 Dự báo lượng khách đến siêu thị

Anh/chị có thể dự báo được lượng khách thông qua việc khảo sát khách hàng. Xem khách có thói quen đi mua sắm bao nhiêu ngày 1 tuần. Những dự báo thì không thể nào chính xác được vì yếu tố khác như đối thủ cạnh tranh. Nếu cửa hàng của Anh/chị mới khai trương thì nên trừ hao con số này. 

7. Chiến lược kinh doanh siêu thị mini

7.1 Chiến lược kinh doanh siêu thị mini giá rẻ

Giá cả về sản phẩm luôn là yếu tố quan trọng để người tiêu dùng quyết định có ghé qua cửa hàng siêu thị mini đó không. Cũng như quyết định ủng hộ lâu dài hay không?

Không giống như các cửa hàng khác kinh doanh siêu thị mini theo quy mô lớn hơn. Các siêu thị mini có hình thức nhỏ hơn, tập trung vào chiến lược về giá cả. Giá rẻ hơn nhằm tạo lợi thế kéo khách về cửa hàng của mình hơn.

Chiến lược kinh doanh cửa hàng siêu thị mini giá rẻ đặc biệt có hiệu quả ở các vùng quê. Bởi đối với các vùng có thu nhập chưa cao thì việc so sánh giá thành sản phẩm giữa các cửa hàng với nhau thường xuyên diễn ra.

7.2 Chiến lược kinh doanh siêu thị mini tập trung vào dịch vụ

Tập trung vào dịch vụ là một trong những cách giúp tăng tính dịch vụ tốt hơn. Từ đó giữ chân được khách hàng lâu hơn, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Họ quan tâm về dịch vụ của một cửa hàng siêu thị mini rất nhiều. 

Khách hàng ngày càng coi trọng chất lượng dịch vụ của đơn vị kinh doanh. Ngày nay người tiêu dùng mua hàng phần nhiều dựa vào cảm xúc, nên khó cạnh tranh với các tổ chức lớn hơn.

7.3 Chiến lược kinh doanh siêu thị mini online

Hiện nay ngay cả các mô hình kinh doanh siêu thị mini họ cũng kinh doanh online. Khi mở một siêu thị mini, thì giới hạn khách luôn bị cố định do địa điểm. Nên muốn mở rộng kinh doanh thì nên áp dụng cách bán hàng online vào việc kinh doanh. Để có thêm lượng khách mua ngoài các tỉnh khác, gia tăng thêm doanh thu của siêu thị mini.  

8. Các bước kinh doanh siêu thị từ A – Z

 8.1 Tìm kiếm mặt bằng

Mặt bằng là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng thành bại khi kinh doanh của cửa hàng. 

Điều quan trọng mà chủ cửa hàng cần cân nhắc khi lựa chọn mặt bằng đó là hai yếu tố địa điểm và diện tích. 

Thứ nhất về địa điểm: nên chọn những địa điểm gần khu dân cư, trường học, tiện đường qua lại, bởi nếu chọn một nên dân cư thưa thớt, ưa thích giá thấp thì chủ yếu mọi người sẽ hướng đến chợ truyền thống thay vì siêu thị mi ni của bạn. Cũng nên tránh những nơi có mật độ các cửa hàng quá gần nhau vì sẽ cạnh tranh khá gay gắt.

Thứ 2 về diện tích: Anh/chị không cần chọn một nơi diện tích quá rộng để buôn bán, diện tích vừa đủ thoải mái với khả năng quản lý của Anh/chị là quá đủ. 

8.2 Thiết kế siêu thị

Nhiều người khi khởi nghiệp mở siêu thị mini nghĩ là chỉ cần trưng bày hàng hóa lên là xong không cần thiết kế để tốn thêm chi phí. Đây là một ý kiến khá sai lầm.

Việc thiết kế siêu thị sẽ giúp tăng tính thẩm mĩ, sự chuyên nghiệp cho siêu thị mini của mình. Ngoài ra, còn giúp tối ưu được diện tích trưng bày hàng hóa. 

Một bản thiết kế đầy đủ phải trả lời được các câu hỏi:  Chi tiết cho siêu thị cần có bày trí như thế nào? Biển hiệu thiết kế ra sao? Vị trí thiết kế bên trong siêu thị sao cho hợp lý? 

8.3 Setup thiết bị siêu thị

Khi thuê được mặt bằng việc nên làm tiếp theo đó là lắp đặt các thiết bị cần thiết cho siêu thị. Vậy mở siêu thị mini cần những gì? Câu trả lời như sau:

+ Hệ thống trưng bày: giá kệ siêu thị, xe đẩy siêu thị, phụ kiện siêu thị (giỏ hàng, móc treo, túi đựng hàng,…), kệ kho, kệ chứa hàng,…

+ Hệ thống quản lý: máy tính, máy Pos bán hàng, máy quẹt thẻ,…

+ Hệ thống an ninh: Cửa từ, camera, tem từ,…

+ Thiết bị khác: điều hòa, biển quảng cáo, hệ thống âm thanh,…

8.4 Lập danh mục hàng hóa

Một siêu thị mini có thể bán rất nhiều loại sản phẩm như đồ ăn, thực phẩm, đồ gia dụng,…Hãy liệt kê từng mục sản phẩm cụ thể trong danh mục hàng hóa lớn kèm theo những lưu ý khi nhập hàng và bảo quản.

Đối với các loại rau củ, đồ tươi sống cần có tủ lạnh, tủ cấp đông để bảo quản thực phẩm được tốt hơn và phải thường xuyên thay mới. 

Ngoài ra còn phải thường xuyên kiểm tra hạn sử dụng của từng loại sản phẩm trong danh mục để tránh những sự cố đáng tiếc.

8.5 Tìm kiếm nguồn hàng

Việc có nhiều hàng hóa đa dạng, phong phú sẽ là thế mạnh cho siêu thị mini mart của bạn, khách hàng sẽ tìm đến nhiều hơn nếu siêu thị của bạn cung cấp được những gì họ cần và giá cả phải chăng.

Có khá nhiều nơi mà bạn có thể nhập hàng hóa giá phải chăng như chợ đầu mối, đại lý lớn, nơi cung cấp sản xuất.

Tuy nhiên bạn cần phải chú ý khá kỹ đến việc chọn lựa những mặt hàng đạt chuẩn và chất lượng bởi khách hàng tìm đến siêu thị thay vì chợ cóc bởi các yếu tố an toàn vệ sinh và chất lượng đảm bảo.

8.6 Trưng bày hàng hóa

Một trong những yếu tố góp phần tăng doanh thu cho mô hình siêu thị mini của Anh/chị đó là nhờ vào việc trưng bày hàng hóa.

Không phải đơn giản là đặt mọi thứ lên kệ là được việc trưng bày hàng hóa còn cần phải nắm được một vài tips cơ bản như: 

+ Đặt mặt hàng khuyến mãi ở ngay lối vào hoặc ở những nơi bắt mắt

+ Đặt những hàng hóa thiết yếu ở trong cùng

+ Với xu hướng mua nhiều hơn 50% những sản phẩm ngang tầm mắt của khách hàng, nên hãy chọn những sản phẩm bạn muốn bán nhất ở kệ giữa 

+ Quầy thu ngân Anh/chị cũng nên đặt những mặt hàng nhỏ, đồ tiện lợi.

8.7 Lên kế hoạch khai trương

Giai đoạn khai trương là giai đoạn cuối cùng trong việc chuẩn bị mở siêu thị mini của chủ cửa hàng.

Tùy vào quy mô của siêu thị mà bạn có thể lên kế hoạch cho phù hợp. Với siêu thị nhỏ có thể chuẩn bị những loại băng rôn quảng cáo, khuyến mãi, còn nếu có kinh phí tốt hơn Anh/chị có thể thuê các bên tổ chức sự kiện.

Cần phải chạy thêm các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo phù hợp. Giảm giá một vài mặt hàng nhất định mỗi ngày. Chiết khấu, giảm giá cho khách hàng có thẻ thành viên.

Tận dụng các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo,..tạo fanpage, đăng bài lên trang cá nhân, hội nhóm để tăng mức độ nhận biết cho siêu thị mini mart của Anh/chị.

9.  Kinh nghiệm mở siêu thị mini

Trước khi mở siêu thị mini, Anh/chị nên xem trước tình trạng dân cư ở đó như thế nào? Đã có cửa hàng siêu thị mini nào ở đó chưa? Giá trung bình của san sản phẩm là bao nhiêu? Anh/chị có thể học từ những người kinh doanh trước để lấy thêm kinh nghiệm. 

9.1 Trưng bày hàng hóa

Anh/chị nên thử qua việc trưng bày sản phẩm để vừa đẹp, vừa khoa học. Hãy sắp xếp và phân loại hàng hóa rõ ràng để tiện lợi cho khách hàng lựa chọn. Những mặt hàng bán chạy bày ra ngoài, hàng khuyến mãi nên treo bảng gây chú ý.

Giá kệ đẹp cũng ảnh hưởng đến tâm lý người mua nữa, nên chọn các kệ phù hợp với sản phẩm. Các kệ thường thấy trong các siêu thị nổi tiếng như: kệ tôn đục lỗ, kệ tôn kín, kệ móc treo,… Đây là những mẫu kệ mới nhất được sử dụng phổ biến trong các siêu thị, cửa hàng trên toàn quốc hiện nay.

9.2 Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Hãy đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng có kiến thức về sản phẩm để thuyết phục khách hàng. Biết cách giới thiệu sản phẩm mới khéo léo và tư vấn cho khách hàng những sản phẩm tốt và phù hợp nhất.

9.3 Kết hợp kênh bán hàng và quảng cáo

Nên tận dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo,… để quảng bá thêm thương hiệu. Kết hợp bán hàng Online và lên kế hoạch quảng cáo tại cửa hàng như làm biển quảng cáo hay phát tờ rơi. Tận dụng bán hàng trên website như tiki, shopee,…

9.4 Sử dụng thủ thuật “chiết khấu”

Anh/chị nên thường xuyên đưa ra các chương trình ưu đãi trong các dịp lễ tết, tháng vàng,… để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Vì khách hàng luôn thích các ưu đãi hay chiết khấu khi mua hàng.

10/ Nên đầu tư giá kệ trưng bày hàng hóa mới ngay từ đầu

Muốn cửa hàng đẹp, chuyên nghiệp nên đầu tư loại kệ trưng bày hàng hóa phù hợp ngay từ đầu như: kệ lưng lưới, kệ tôn đục lỗ, kệ tôn liền,…

Các giá kệ này thường rất bền từ 10 đến 15 năm, nên Anh/chị yên tâm khi đầu tư. Anh/chị cũng nên cân nhắc việc lựa chọn các chỗ mua giá kệ uy tín, chất lượng Anh/chị nhé. Hãy chọn các đơn vị trực tiếp sản xuất giá kệ để hưởng mức giá tốt nhất, không mất phí trung gian. Hơn nữa các đơn vị cung cấp giá kệ chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ Anh/chị lựa chọn các loại giá kệ phù hợp với mặt hàng Anh/chị muốn kinh doanh. 

Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp các Anh/chị thuận lợi mở một cửa siêu thị và kinh doanh thành công.

 

công ty xây nhà trọn gói ở bình dương

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn báo giá nhanh
Xem đơn đã đặt
08.1800.1508