Hướng Dẫn Từ A-Z Kinh Nghiệm Mở Siêu Thị Mini Vốn Ít, Doanh Thu “Khủng” Cực Kì Đơn Giản

Mở siêu thị mini là một mô hình kinh doanh khá phổ biến hiện nay. Để thu được lợi nhuận “khủng” từ công việc kinh doanh này, Anh/chị cần quan tâm tới rất nhiều vấn đề như: số vốn, nguồn hàng, kế hoạch vận hành,… Trong bài viết dưới đây, Pominatech sẽ tổng hợp những kinh nghiệm mở siêu thị mini mà Anh/chị nên biết.

Có nên mở siêu thị mini không?

Mở siêu thị mini là xu hướng kinh doanh đang ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây. Hàng loạt các siêu thị mini đã mọc lên trên khắp cả nước với đa dạng chủng loại sản phẩm, hàng hóa. 

Sự ra đời của mô hình này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay, họ quan tâm nhiều hơn tới nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Đây là điều khó có thể tìm thấy ở các khu chợ dân sinh.

Kinh doanh siêu thị mini có thể đem lại cho người chủ một khoản lợi nhuận không nhỏ, mà vốn bỏ ra lại không quá lớn. Anh/chị có thể lựa chọn tự mở siêu thị mini riêng hoặc hợp tác mở siêu thị mini với một số thương hiệu nhượng quyền như: Co.op Food, Lotterier, GS 25 – CSV, Siêu thị nhật Sakuko Family, Tập đoàn bán lẻ AEON Nhật Bản,… Mô hình này hiện đang ngày càng phổ biến ở cả thành thị lẫn nông thôn, thậm chí đây còn là một trong những cách làm giàu ở nông thôn được nhiều người lựa chọn. 

Lợi nhuận thu được từ mô hình siêu thị mini nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: số vốn ban đầu, chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhập hàng, nhân công, đối thủ cạnh tranh…

Việc kinh doanh siêu thị mini cũng phải đối mặt với một số hạn chế. Trong đó rõ rệt nhất chính là sự cạnh tranh khá cao. Trước hết, Anh/chị phải cạnh tranh với những siêu thị mini đã kinh doanh từ trước, tiếp đó là các đại siêu thị, chuỗi siêu thị lớn,… Tuy nhiên, nếu có một chiến lược cụ thể, việc kinh doanh của Anh/chị hoàn toàn có thể đem lại hiệu quả.

Mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?

“Để mở siêu thị mini cần bao nhiêu vốn?” Đây chắc chắn là câu hỏi của tất cả những ai đang muốn kinh doanh mô hình này. Thông thường, số vốn bỏ ra ban đầu để mở siêu thị mini ước tính rơi vào khoảng 200 triệu đến 400 triệu đồng. Con số này áp dụng cho siêu thị có diện tích khoảng 50 – 60 mét vuông. Trong đó bao gồm một số khoản đầu tư chính là:

  • Chi phí thuê mặt bằng.
  • Chi phí sửa sang, thiết kế, lắp đặt cơ sở vật chất, trang trí,…
  • Chi phí mua sắm các trang thiết bị, phần mềm phục vụ bán hàng.
  • Chi phí nhập hàng.
  • Chi phí nhân công.

Trong trường hợp không có đủ vốn, Anh/chị có thể chọn hợp tác mở siêu thị mini cùng người thân hay Anh/chị bè, hàng xóm,…

Các bước để mở siêu thị mini

Nghiên cứu, đánh giá chung về thị trường và đối thủ

Đối với bất kỳ ngành kinh doanh nào cũng vậy, việc nghiên cứu thị trường, đối thủ là rất quan trọng. Anh/chị nên tiến hành một cuộc khảo sát với một số nhóm đối tượng khách hàng khác nhau để:

  • Xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu: Từ đó đưa ra được các chính sách giá, chọn mặt hàng bán phù hợp và lên kế hoạch Marketing hợp lý.
  • Nghiên cứu nhu cầu chi tiêu trong quá khứ và hiện tại: Khi xác định được tập khách hàng mục tiêu, Anh/chị cần nghiên cứu nhu cầu chi tiêu của họ. Thông qua đó Anh/chị sẽ biết nên cân đối lượng hàng hóa cần cung ứng như thế nào cho phù hợp nhất.
  • Tìm hiểu về nguồn cung trong quá khứ và hiện tại: Muốn làm được điều này, Anh/chị phải xác định được các đối thủ cạnh tranh xung quanh siêu thị mini của Anh/chị, sau đó tìm hiểu về những mặt hàng họ đang kinh doanh và lưu lượng khách ghé tới. 
  • Ước tính lượng khách sẽ đến siêu thị mini của Anh/chị: Dựa trên kết quả khảo sát Anh/chị có thể ước tính tương đối số lượng khách sẽ đến siêu thị mini của Anh/chị để mua sắm.
  • Phân tích SWOT: Hoạt động này giúp Anh/chị tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cũng như những cơ hội và thách thức khi mở siêu thị mini.

Xác định mô hình siêu thị mini phù hợp với định hướng kinh doanh

Có 3 mô hình siêu thị mini phổ biến nhất hiện nay đó là:

– Kinh doanh hàng hóa tiêu dùng phổ thông:

  • Đối tượng: Khu vực nông thôn hoặc các khu vực dân cư có mức thu nhập thấp.
  • Ưu điểm: Kinh doanh những sản phẩm, hàng hóa phổ thông, phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.
  • Nhược điểm: Mô hình này có tính cạnh tranh cao và là mô hình đã lỗi thời, không xác định rõ được đâu là khách hàng tiềm năng.

– Kinh doanh 60% hàng phổ thông, 40% hàng nhập khẩu:

  • Đối tượng: Khách hàng có thu nhập từ trung bình đến cao ở vùng nông thôn phát triển; các thị trấn, thị xã hay khu vực thành phố.
  • Ưu điểm: Đã biết mở rộng kinh doanh hàng nhập khẩu để có thể tăng lợi nhuận, phần nào giúp tối ưu hóa được mô hình kinh doanh.
  • Nhược điểm: Có độ cạnh tranh cao. Phân khúc khách hàng chưa có thói quen tiêu dùng hàng nhập khẩu. Người bán phải biết về kinh doanh để xây dựng và duy trì mô hình này.

– Kinh doanh 40% hàng phổ thông, 60% hàng nhập khẩu:

  • Đối tượng: Khách hàng có điều kiện kinh tế, sống ở trong các khu đô thị, tòa nhà chung cư,…
  • Ưu điểm: Đảm bảo lượng hàng hóa cung ứng đa dạng, đánh trúng tâm lý của khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, mô hình này có độ cạnh tranh thấp, lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh.
  • Nhược điểm: Doanh số không cao. Người bán phải có kiến thức để hiểu bản chất của mô hình thì mới tạo ra được hiệu quả kinh doanh.

Xác định mặt hàng kinh doanh, tìm nguồn hàng

Anh/chị nên lập kế hoạch chi tiết những mặt hàng định kinh doanh. Để không bỏ sót, hãy gạch đầu dòng từng hạng mục, sau đó liệt kê các sản phẩm chi tiết trong đó.

Khi đã xác định được mặt hàng kinh doanh, Anh/chị cần tìm kiếm nguồn hàng. Đối với các mặt hàng trong nước, nguồn hàng mở siêu thị mini thường là những chợ đầu mối chuyên bán sỉ. Tất nhiên Anh/chị cũng nên tìm hiểu kỹ càng để lựa chọn được nhà cung cấp uy tín với xuất xứ sản phẩm rõ ràng. 

Còn đối với các sản phẩm nhập khẩu, Anh/chị có thể lấy nguồn hàng mở siêu thị mini đến từ người thân, Anh/chị bè ở nước ngoài giúp tiết kiệm chi phí. Anh/chị cũng có thể tự đặt mua hàng từ các trang thương mại điện tử như: Amazon, Ebay, Tmall,… hoặc tìm kiếm nhà cung cấp hàng nhập khẩu uy tín tại Việt Nam để gọi hàng.

Trong quá trình trao đổi để hợp tác, hãy cân nhắc các yếu tố về chính sách của nhà cung cấp, ví dụ: thời gian giao hàng, cách thức giao, hình thức thanh toán, chính sách đổi trả,…

Thuê mặt bằng, lắp đặt thiết bị phục vụ hoạt động của siêu thị mini

Mặt bằng kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi mở siêu thị mini. Anh/chị nên thuê mặt bằng tại các khu dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi và có diện tích tương đối rộng rãi. Điều đó sẽ giúp siêu thị của Anh/chị dễ tiếp cận với khách hàng hơn. 

Sau khi có được mặt bằng ưng ý, Anh/chị hãy triển khai những đầu việc về lắp đặt thiết bị để hoàn thiện các chức năng cơ bản cho siêu thị. Một số trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của siêu thị mini là:

  • Biển hiệu.
  • Kệ trưng bày hàng, kệ kho hàng, giỏ nhựa đựng hàng, xe đẩy hàng trong kho,…
  • Tủ mát, tủ đông để bảo quản hàng hóa cần giữ lạnh.
  • Bàn thu ngân có ngăn kéo đựng tiền chuyên dụng.
  • Máy tính được cài phần mềm quản lý bán hàng, máy in, camera theo dõi, máy quét mã vạch, máy in mã vạch,…

Nhập hàng, sắp xếp, trưng bày hàng hóa trong siêu thị mini

Khi nhập hàng về, Anh/chị tiến hành sắp xếp, trưng bày hàng trên các tủ kệ đã lắp đặt trong siêu thị. Để thu hút khách hàng, Anh/chị nên áp dụng “nghệ thuật sắp đặt hàng hóa”. Những mặt hàng cùng chủng loại nên được xếp chung một khu giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm. Bên cạnh đó, hãy trình bày hàng trên kệ sao cho độc đáo, sáng tạo. Hàng hóa được trưng bày càng bắt mắt thì càng thu hút khách và kích thích họ ra quyết định mua hàng. 

Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho siêu thị mini

Khi đã hoàn thành những bước trên thì siêu thị của Anh/chị đã có thể khai trương, bắt đầu đón khách. Thời gian đầu sẽ chưa có nhiều khách hàng nên Anh/chị cần áp dụng các chiến lược truyền thông Marketing phù hợp nhằm tạo sự chú ý nhiều hơn.

Hãy khai thác triệt để các kênh mạng xã hội như: Facebook, Instagram,… để thông tin về siêu thị mini của Anh/chị tiếp cận được với cộng đồng người dùng, từ đó gia tăng lượng khách hàng tiềm năng. 

Trong những giai đoạn sau đó, tùy tình hình mà Anh/chị nên linh hoạt các chính sách chiết khấu cho khách quen, khách mới,… Ngoài ra, Anh/chị cũng nên có những đợt giảm giá “sốc” trong tuần/tháng/năm để lôi kéo khách hàng. Tâm lý người tiêu dùng bao giờ cũng thích mua hàng khuyến mãi nhưng mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Quản lý vận hành siêu thị mini một cách hiệu quả

Việc vận hành một siêu thị mini không phải chuyện ngắn hạn. Khi siêu thị của Anh/chị còn kinh doanh thì Anh/chị còn phải quan tâm đến quản lý vận hành nó sao cho hiệu quả nhất. Do đó, hãy thường xuyên tìm tòi, học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh mới để áp dụng vào siêu thị mini của mình.

Kinh nghiệm mở siêu thị mini thu hút khách hàng

Dưới đây là một số kinh nghiệm mở siêu thị mini mà Anh/chị cần biết để thu hút khách hàng hiệu quả nhất:

  • Nhạy bén với những biến động của thị trường kinh doanh siêu thị mini.
  • Thấu hiểu nhu cầu và hành vi mua của khách hàng mục tiêu.
  • Biết lựa chọn mặt hàng bán và sắp xếp hàng hóa khoa học, bắt mắt, thu hút.
  • Đào tạo nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, thân thiện, mang lại ấn tượng tốt cho khách hàng.
  • Sử dụng các chiến lược Marketing hiệu quả để lôi kéo khách hàng.
  • Mở rộng thêm dịch vụ đi kèm như giao hàng tại nhà, làm nóng đồ ăn nhanh,…
  • Kết hợp mở rộng kinh doanh online, bắt kịp với xu thế của thị trường, tiếp cận khách hàng nhanh chóng.

Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm mở siêu thị mini từ A-Z giúp Anh/chị tối ưu chi phí, đạt hiệu quả cao nhất. Hy vọng Anh/chị đọc đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng vào thực tế. Chúc Anh/chị thành công!

công ty xây nhà trọn gói ở bình dương

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn báo giá nhanh
Xem đơn đã đặt
08.1800.1508