Hướng Dẫn Mở Cửa Tạp Hóa

Anh/chị muốn mở cửa hàng tạp hóa nhưng không biết phải làm sao? Đôi khi còn chưa rõ kinh doanh mở cửa hàng tạp hoá bạn cần những gì? Cùng tham khảo ngay những kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hoá trong bài viết này, cho dù là muốn kinh doanh ở thôn quê hay thành phố thì đều có thể áp dụng.

1. Các bước mở cửa hàng tạp hoá theo kinh nghiệm của người thành công

1.1. Chọn mặt bằng khi mở cửa hàng tạp hoá

Cũng giống như bất cứ loại hình nào trong kinh doanh bán lẻ, yếu tố mang vai trò quyết định trong kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố là chọn mặt bằng sao cho chuẩn nhất.

Đầu tiên là vị trí đặt cửa hàng, do đặc thù hàng hóa nên Anh/chị cần chọn khu vực đông dân cư. Nếu thuê được mặt đường là tốt nhất, không thì phải cách xa khu chợ một chút, vì rất dễ bị khuất tầm nhìn.

Trước tiên nên tiến hành khảo sát về mật độ dân cư, đối tượng dân cư, thu nhập, sở thích… để xác định mặt hàng kinh doanh. Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, chắc chắn khách hàng chính sẽ là dân cư sinh sống trong khu vực, công nhân,..để lựa chọn mặt hàng thích hợp.

Chọn mặt bằng mở cửa hàng tạp hóa

Phải quan sát những cửa hàng xung quanh xem họ bán cái gì, bán chạy nhất mặt hàng nào, giá bao nhiêu, lỗ lãi ra sao, cách phục vụ có tốt không?…Để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho cửa hàng nhà mình và quyết định bổ sung hay loại trừ những mặt hàng nào.

Tiếp đến là diện tích, vì cửa hàng của Anh/chị sẽ bán rất nhiều mặt hàng nên không gian phải đủ lớn và thông thoáng. Với mặt tiền 5m và diện tích 60m vuông cửa hàng tạp hóa của bạn sẽ đạt chuẩn, dễ dàng trong việc sắp xếp bài trí hàng hóa đồng thời đặt biển hiệu thu hút người dùng.

Nếu Anh/chị đã có mặt bằng sẵn thì kinh doanh tạp hóa tại nhà sẽ nhẹ nhàng hơn về vốn thuê mặt bằng. Nếu phải thuê nhà để bán tạp hóa, sau khi đã lựa chọn được mặt bằng phù hợp, việc tiếp theo là kí hợp đồng với bên chủ nhà. Trước đó, Anh/chị cần đánh giá tình trạng mặt bằng, báo lại với chủ nhà, sau đó đưa ra điều kiện và xem xét thỏa thuận với họ.

Thông thường, hợp đồng thuê nhà kéo dài ít nhất là 5 năm, không nên quá ngắn để tránh gián đoạn trong quá trình kinh doanh, như vậy cũng là cách ổn định giá cả. Bên cạnh đó, Anh/chị cũng nên cân nhắc chi phí thuê mướn sao cho phù hợp với vốn đầu tư của mình.

1.2. Trang thiết bị khi mở cửa hàng tạp hoá

Sau khi đã thuê (hoặc xây) mặt bằng, Anh/chị cần phải làm là trang thiết bị cho cửa hàng của mình. Do bán rất nhiều loại mặt hàng khác nhau, từ nhỏ gọn như hộp tăm, bàn chải đến công kềnh như xoong, chậu,…nên theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa Anh/chị cần có các kệ đỡ, giá treo để phân loại, tiết kiệm diện tích.

Hệ thống chiếu sáng, hút ẩm cũng rất quan trọng trong cửa hàng tạp hóa, điều này vừa giúp bảo quản tốt các sản phẩm vừa tạo không gian sạch sẽ, thoáng mát, khách tới mua sắm sẽ tự nhiên.

Cửa hàng tuy không quá rộng nhưng mặt hàng nhiều, Anh/chị nên có hệ thống an ninh chuyên nghiệp như camera giám sát,…để tránh hiện tượng mất cắp hay thất thoát từ nhân viên. Kể cả mở cửa hàng tạp hóa ở quê bạn cũng nên đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Lên kế hoạch thuê nhân viên có kinh nghiệm bán tạp hóa nếu Anh/chị cảm thấy cần thiết. Đồng thời hiểu biết về nhiều loại sản phẩm để tư vấn cho khách hàng và biết cách tính toán sổ sách cũng như sử dụng công nghệ cơ bản.

Các thiết bị như: máy in mã vạch, máy quét mã vạch, máy in hóa đơn để hỗ trợ việc thanh toán. Đây đều là các thiết bị quan trọng, hỗ trợ rất nhiều cho quá trình kinh doanh của bạn giúp bạn tiết kiệm thời gian, chi phí và tăng khả năng quản lý của mình.

1.3. Mở cửa hàng tạp hóa lưu ý đến nguồn nhập hàng

Nguồn nhập hàng tạp hóa phù hợp tùy vào thu nhập chất lượng cuộc sống của dân cư trong khu vực. Nếu là cửa hàng tạp hóa nhỏ thì nên bán các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho cuộc sống như nước, mắm, muối, mì chính, đường, thuốc lá, chè, bột giặt, sữa tắm, dầu gội…

Còn các cửa hàng tạp hóa lớn hơn, cần nhập thêm các mặt hàng có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao mà nhà nhà đều phải dùng như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang, mỹ phẩm …

 Phần mềm quản lý bán hàng

Khi nhập hàng, Anh/chị nên lưu ý tới số lượng sao cho đủ để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp. Ngoài ra, Anh/chị có thể nhập thêm hàng bên ngoài như hàng xách tay, hàng ngoại,…để bán cho đa dạng sản phẩm.

Bí quyết để kinh doanh bán lẻ thành công chính là ở đây, cách Anh/chị chọn hàng và chọn nhà cung cấp. Chọn hàng đó là cạnh tranh về chất lượng, chọn nhà cung cấp là cạnh tranh về giá.

Trước tiên nói về chọn hàng, Anh/chị cần xác định số vốn đầu tư và khả năng quay vòng vốn của mình để biết nên nhập loại hàng nào. Nếu Anh/chị không có nhiều tiền thì chọn các mặt hàng bình dân, giá rẻ nhưng thông dụng, lấy số lượng để bù chất lượng, lãi ít nhưng bán được nhiều.

Anh/chị biết cách thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp có thể sẽ được nhập hàng trước, tiền trả sau theo đợt, như vậy Anh/chị không cần phải vốn nhiều, lẽ dĩ nhiên giá sản phẩm của Anh/chị sẽ thấp hơn một chút so với đối thủ.

1.4. Nên mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn hay thành thị

Tuỳ thuộc vào số vốn Anh/chị có thể đầu tư để đưa ra quyết định nên mở cửa hàng tạp hoá ở thành thị hay nông thôn.

Nếu mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn việc tìm nguồn hàng rẻ là vấn đề khá là đau đầu đối với các chủ tiệm đang có ý định kinh doanh hàng tạp hóa. Mỗi nguồn hàng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Theo kinh nghiệm của người kinh doanh cửa hàng tạp hoá, nguồn hàng giá rẻ thường xuất phát từ chính nhà sản xuất, Anh/chị nên có chính sách làm việc trực tiếp với đầu mối cung cấp để có được nguồn hàng chất lượng mà giá cả phải chăng khi mở cửa hàng tạp hoá ở nông thôn nhé.

2. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa cần nhớ

Đối với cửa hàng tạp hóa thì dễ dàng hơn bởi nó có thể đáp ứng được nhu cầu của đại đa số cư dân, thích hợp với mọi nhà, mọi thành viên trong gia đình.

Khi nơi nơi đều mở siêu thị và cửa hàng đại lý lớn thì việc mở cửa hàng tạp hóa nhỏ sẽ giúp Anh/chị thuận lợi tóm gọn 1 lượng khách hàng lười không muốn đi siêu thị, ở xa siêu thị,…

Luôn bổ sung hàng hóa kịp thời là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa quý báu cần nhớ

Đừng quá chú trọng vào việc đầu tư làm đẹp không gian cửa hàng hay sắm sửa máy lạnh,…bởi cửa hàng của bạn không phải siêu thị. Khách hàng sẽ không lượn lờ mua sắm cả tiếng đồng hồ nên không cần thiết đầu tư điều hòa (trừ khi bạn có điều kiện). Điều quan trọng nhất chính là sự đa dạng hàng hóa, giá bán hợp lý, lấy lãi nhỏ của số nhiều để tích lũy cho mình.

Nên lưu ý tới các mặt hàng tạp hóa phổ biến mà ai cũng cần, những mặt hàng sử dụng hàng ngày và nhanh hết như đồ gia vị, bột giặt, dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng chẳng hạn,…

2.1. Quản lý cửa hàng tạp hóa thông minh

Kinh doanh tạp hóa yêu cầu Anh/chị phải có một trí nhớ tốt, một đầu óc thông minh, là một người nhanh nhẹn để có thể đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng. Vì số lượng mặt hàng đa dạng, hàng hóa nhập xuất liên tục trong ngày nên Anh/chị phải có một biện pháp quản lý, bài trí hàng hóa khoa học để khách dễ quan sát và tìm được sản phẩm nhanh hơn, nhớ giá chính xác từng mặt hàng, đề phòng kẻ cắp…

2.2. Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa với phương pháp marketing thu hút

Anh/chị cần định vị được đúng mục tiêu, để khi nói tới cửa hiệu của mình, khách hàng sẽ nghĩ ngay tới “dịch vụ chăm sóc tốt nhất”, “nhiều ưu đãi hấp dẫn”, “nhanh nhất”, “đầy đủ nhất”, “giá rẻ nhất”,…

Cách giao tiếp với khách hàng được xem là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó.

Nó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, chủ tiệm hoặc người bán phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt.

Việc đặt tên cho cửa hàng tạp hóa cũng không được lơ là. Phải chọn được tên ngắn gọn, dễ gọi để khách nhớ lâu. Thông thường lấy theo tên của Anh/chị, hoặc của người thân trong gia đình, hoặc đặc điểm riêng biệt của quán.

2.3. Trưng bày

Việc trưng bày tiệm tạp hóa cũng phải khoa học để việc tìm và lấy hàng được nhanh chóng, thuận tiện cho cả khách lẫn Anh/chị. Như vậy chúng ta cần có các kệ để hàng. Hãy tận dụng các loại bàn ghế cũ, hoặc đóng kệ gỗ hay kệ sắt đều được, miễn sắp xếp hàng hóa gọn gàng là ổn.

Việc trưng bày sản phẩm đẹp mắt không chỉ là kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa có tác dụng về phần nhìn mà còn giúp nâng cao doanh thu đáng kể cho cửa hiệu của Anh/chị nữa đấy. Minh chứng thuyết phục nhất đó là tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị các kệ hàng luôn được sắp xếp ngăn nắp và đẹp mắt.

Ví dụ: Nếu có mặt hàng nào đang có khuyến mại, hoặc bán chạy phải trưng bày ở nơi khách dễ nhìn thấy nhiều nhất, đặt cạnh ở những mặt hàng thường mua kèm nhau như kem đánh răng với bàn chải đánh răng.

2.4. Xây dựng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng thân thiết

Việc tặng kèm thêm những món quà nhỏ như cây viết, cục gom cho các khách hàng nhí chắc chắn sẽ gây được thiện cảm cho các bậc phụ huynh mà giá trị khuyến mãi cũng không quá cao. Nhiều chủ tiệm tạp hóa cũng tìm cách giữ khách bằng việc giảm bớt thêm lãi để bán giá sản phẩm thấp hơn so với các cửa hàng tiện lợi.

Còn với những khách hàng mua nhiều, Anh/chị cũng có thể xây dựng thêm chương trình hỗ trợ giao hàng tận nhà với những khách hàng có hóa đơn hàng lớn.

2.5. Lựa chọn mở hàng ở những thị trường dễ cạnh tranh

Thị trường của các cửa hàng tiện lợi mới chỉ dừng lại ở những khu vực thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Nếu Anh/chị vẫn có mong muốn được mở một cửa hàng tạp hóa thì hãy đầu tư về những khu vực nông thôn để tránh phải cạnh tranh với những thương hiệu lớn.

2.6. Tạp hóa giao hàng tận nơi

Hiện nay, việc mua hàng qua mạng và giao hàng tận nơi đã không còn xa lạ với người tiêu dùng. Vậy tại sao Anh/chị không mở rộng kinh doanh theo hình thức tạp hóa giao hàng tận nơi? Không chỉ mở rộng thêm tệp khách hàng mà còn giúp hình ảnh cửa hàng được quảng bá rộng rãi tới người tiêu dùng.

Theo kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa, chủ kinh doanh chỉ cần sử dụng phần mềm bán hàng tạp hóa tích hợp vận chuyển thôi là Anh/chị có thể đẩy đơn giao vận ngay lập tức sau khi nhận đặt hàng từ điện thoại, chat, hay website.

2.7. Cẩn thận kẻ gian lừa đào

Cân lưu ý để tránh bị gặp gian lận khi mới mở cửa hàng: Cần cẩn thận với những kẻ gian giả danh tiếp thị bán hàng giả, hàng nhái, bán hàng kém chất lượng.

Ngoài gian lận về việc bán hàng, những người mới mở cửa hàng tạp hóa cũng cần lưu ý cẩn trọng tránh nhầm lẫn về tiền bạc. Tránh nhầm khi trả tiền cho khách, cẩn trọng để tránh kẻ gian mất tiền. Bạn có thể mua một cái túi nhỏ gọn, có ngăn kéo chia các loại tiền hoặc có quầy thu ngân riêng. Với những số tiền lớn, cần trả tiền hàng thì nên để cẩn thận tránh mất mát đáng tiếc.

Một vài mẹo cho các chủ của hàng là khi trả tiền cho khách, đếm đủ rồi đặt xuống và kiểm lại lần 2 trước khi đưa. Nên học hỏi các kinh nghiệm ở các cửa hàng về các pha khách giả vờ mua hàng lấy điện thoại, trộm hàng, trộm ví…

Để tránh các rủi ro khi kinh doanh của hàng tạp hóa, chủ cửa hàng cũng phải quản lý chặt chẽ, sử dụng phần mềm, có người thu ngân tin cậy, người bán hàng nhanh nhẹn và trung thực.

Trên đây là một số kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa ở nông thôn hay thành phố mà chúng tôi đã tổng hợp được, hi vọng với những gợi ý này việc kinh doanh của Anh/chị sẽ nhanh chóng phát triển trong thời gian tới.

 

công ty xây nhà trọn gói ở bình dương

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tư vấn báo giá nhanh
Xem đơn đã đặt
08.1800.1508